Hỗ trợ phòng chống bệnh cho trẻ nhỏ – Khi trẻ nhỏ bị sốt nóng, ban chân sởi, sươi, quai bị, ăn không tiêu, kiết lị, tiêu chảy, đi tả, bụng ỏng, ăn vào ói ra, ho, thực dưỡng Bà Loan với web: thucduong.org chia sẻ cách chữa như sau:
Hỗ trợ phòng chống bệnh Sốt nóng: Khi thấy trẻ sốt, trước hết nên pha dầu mè gừng khắc người, ít nhất là cột xương sống. Sau đó, nếu cảm sốt thông thường, có thể cạo gió ở sau lưng như sau:
Luộc chín một quả trứng gà có trống, nhét đồng tiền bằng bạc vào giữa, rồi bọc quả trứng còn nóng trong miếng vải thưa có lót một lớp tóc rối với một củ hành ta đập dập đặt ở trên. Dùng tay cầm túm miếng vải thành cái bọc, áp mặt có tóc vào da cổ, lần lượt cào dọc xuống sát hai bên cột xương sống, rồi từ đó cạo ngang ra theo từng lằn xương sườn, thỉnh thoảng lấy đồng bạc ra xem, nếu bị ám đen, xanh hoặc đỏ thì dùng tro mịn chùi sạch rồi nhét lại vào trứng và cào tiếp lần nữa (Có thể hâm chứng nóng lại nhiều lần và dùng nát bấy thì thay quả khác để cào cho đến khi đồng tiền không còn bị ám). Nếu trẻ 2 tuổi trở lên, có thể cầm đồng tiền cào trực tiếp trên da nhưng cần cào nhẹ nhàng tránh gây trầy sước.
Nếu trẻ sốt cao 39 độ đến 40 độ C thì làm cao hạ sốt. Có thể để trẻ nhịn ăn 1 – 2 bữa rồi cho ăn cháo tán, uống nước trà gạo lứt.
Hỗ trợ phòng chống bệnh Trẻ bị sởi, sươi: trẻ nuôi theo phương pháp thực dưỡng thường phát ban sớm, chứng tỏ cơ thể đứa bé có sức đề kháng (hệ miễn nhiễm) khỏe mạnh. Có phát ban trẻ mới chóng lớn và ít đau vặt về sau.
Khi có ban, trẻ thường bỏ ăn, bứt rứt, sợ ánh sáng chói, đỏ mắt, hay chảy nước mắt, nước mũi, hai tai và lòng bàn tay, bàn chân lạnh ngắt, ho khan như chó sủa, trong má môi nổi các nốt trắng nhỏ, đôi lúc sót cao 39 – 40 độ C. Độ 3 – 4 ngày sau, những nốt đỏ như muỗi cắn nổi lên (ra ban), thường kéo dài 3 ngày bắt đầu ở gáy, mang tai, trán, rồi lan xuống cổ, ngực, bụng và ra tay chân. Lúc này trẻ bớt sốt thấy dễ chịu hơn. Sau đó ban lặn dần và biến mất trong khoảng ba ngày.
Cho trẻ nằm phòng kín, tránh ánh sáng gắt, trong phòng đặt một lọ đun nước sôi để tạo hơi ẩm. Ban lâu ra, nhai nhỏ một nắm hạt ngò (mua ở tiêm hạt giống), rồi hớp thêm một búng rượu trắng trộn với ngò phun khắp người, vạch tóc phun cả trên đầu, vài giờ sau ban sẽ phát ra đều. Trẻ tròn 1 tuổi có thể mài củ cải trắng, vắt lấy một muỗng cà phê nước sôi, cho uống ngày 3 lần.
Nếu trẻ sốt cao 39 đến 40 độ C có thể làm cao hạ sốt. cho trẻ ăn uống như (sốt nóng).
Quai bị: Mà chàm bàm (sưng hạch mang tai), cũng như “ban chẩn” không phải là bệnh, mà là hiện tượng giải độc của cơ thể miễn nhiễm trong người. Do đó, chỉ cần giữ dìn cẩn thận độ 5 – 7 ngày sẽ khỏi và đừng cho trẻ chạy nhảy hoạt động mạnh để tránh biến chứng (tổn thương não và hệ sinh dục, có thể mất khả năng sinh sản).
Có thể dùng vôi ăn trầu vẽ một vòng chòn khoanh chỗ bị sưng và xức dầu mè gừng vào đó. Nếu trẻ sốt cao 39 – 40 độ C có thể làm cao hạ sốt trợ phương cho trẻ ăn uống như “sốt nóng”.
Ăn không tiêu: Bóp nát phần nạc 1 quả ô mai thực dưỡng (mơ muối lâu năm) hòa với một muỗng canh nước sôi để nguội, lọc lấy nước uống, Xoa dầu mè gừng ở bụng. Có thể áp bàn tay nóng hoặc áp muối.
Đi kiết lỵ: Cho trẻ ăn bột sắn dây nêm mơ muối lâu năm Bà Loan, hoặc cháo tán có dầu mè ngày 2 – 3 lần không cho ăn no. Áp nước gừng ở bụng.
Tiêu chảy, đi tả: Pha 1 muỗng cà phê bột cà phê thực dưỡng với một tách nước sôi, thêm ít muối và để yên độ 15 phút rồi gạn lấy nước trong cho uống. Cho trẻ ăn bột sắn dây nêm muối hoặc tương. Nếu trẻ khát thì cho uống trà gạo lứt hoặc trà sắn dây, hoặc hai thứ pha chung. Áp bàn tay nóng hoặc áp muối ở bụng.
Bụng ỏng (cam tích): Cho trẻ ăn cơm gạo lứt muối mè do mẹ hoặc cha nhai trước. Nước uống có trà rau má hoặc trà ngải cứu sắc thật loãng. Áp bàn tay nóng hoặc áp muối ở bụng.
Ăn vào ói ra: Nhai cơm gạo lứt muối mè thành nước rồi mớm từ từ cho trẻ.
Ho: Trẻ dưới một tuổi, bà mẹ ăn uống cẩn thận và uống trà củ sen rồi cho con bú. Trẻ trên 1 tuổi có thể uống trực tiếp trà củ sen, như chỉ pha 1 – 2 giọt nước cốt gừng trực tiếp trà củ sen, nhưng chỉ pha 1 – 2 giọt nước cốt gừng và sắc loãng. Xoa dầu gừng ở ngực.