Cách làm lá tía tô rắc cơm – Theo tài liệu cổ lá tía tô có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng phát tán phong Hàn, lý khí khoan dung, giải uất, háo đờm, an thai, giải độc do ăn cua cá. Tía tô có tác dụng chữa ngoại cảm phong hàn, nôn mửa động thai, ngộ độc cua cá.
Thông thường lá tía tô có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hóa, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, còn có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá.
Tác dụng dược tính của lá tía tô theo thực dưỡng:
– Lá tía tô được dùng trong y học dược thảo cổ truyền trong các trường hợp sau:
- Làm dịu hệ thống thần kinh.
- Thông tiểu
- Giúp hệ thống tiêu hóa hoạt dộng tốt
- Hỗ trợ khi bị cảm lạnh và ho
- Nước ép lá tía tô sống hữu ích trong và trường hợp da bị nhiễm nấm, da sần sùi (đặc biệt cho Trichophytosis ở da đầu và râu)
Cách dùng lá tía tô: Lá tía tô tươi có thể dùng như rau trộn hoặc để tran trí với xúp miso.
Dùng lá tía tô để thêm vào cơm ăn, làm tăng sự ngon cơm của bạn.
Người Nhật nổi tiếng với món sushi là ở chỗ này: bao giờ họ cũng trộn đều tía tô rắc cơm lẫn với cơm rồi mới cuốn lại trong miếng rong biển… ở giữa có thể cho gì tùy ý như: calathau, dưa chuột… làm như vậy món cơm trở thành có nhiều nang lượng hơn là chỉ có ăn cơm không.
Nướng lá tía tô với mận muối cho khô lại trong lò nướng và xay chúng thành bột. Loại gia vị này có giá trị thương mại dùng rắc chúng lên cơm, hoặc ăn với sắn luộc… hoặc cho vào cơm nắm hay làm món ăn sushi nổi tiếng của Nhật Bản…
(Theo “Y học thưởng thức trong gia đình” ,nxb Phụ nữ, 1999, trang 122)
Phần lớn nữ giới bị thiếu máu.
Hỗ trợ phòng chống bệnh thiếu máu não bằng nước ép lá tía tô
Khi thiếu máu, lượng oxi cung cấp cho cơ thể giảm. Do đó, người uể oải, hay mệt, hoa mắt, ù tai…
Nước ép trái cây lá tía tô trong trường hợp này có hiệu quả.
Uống nước ép lá tía tô tốt cho chứng thiếu máu, lá này có rât nhiều chất sắt, khoáng, lân, vitamin A, ngoài ra có đầy đủ chât diệp lục. Những chất này hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu rất tốt.