Phân biệt các loại gạo lứt và cách bảo quản gạo lứt an toàn | Gạo lứt chính là loại gạo mà trong quá trình xay xát chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, đồng thời giữ lại lớp vỏ cám bên trong. Cũng chính vì thế mà gạo này thường có màu đậm hơn (thường là màu nâu) gạo trắng thông thường mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Trong miền Nam, gạo này còn được gọi với cái tên khác là gạo lức, do 2 từ này phát âm giống nhau. Còn tại miền Trung, được gọi với cái tên khá hay là gạo rằn.
Thông tin về bạn cần biết
Từ xa xưa, khi mà các thiết bị và công cụ xay xát chưa tiến bộ, thì con người thường dùng phương pháp giã gạo là chính. Nhờ vậy mà chất lượng gạo nằm ở ngưỡng cao, vì các lớp vỏ cám bên ngoài chưa mất đi hết, nhưng về màu sắc thì không được đẹp như gạo ngày nay.
Theo các nghiên cứu y khoa hiện đại đã chứng minh rằng, thành phần của gạo lứt gồm có: Tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất xơ, các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, canxi, , selen …và rất giàu các vitamin B.
Ngoài ra, theo dinh dưỡng học cổ truyền thì loại gạo này còn được gọi là gao mễ, có vị ngọt cùng tính bình, có tác dụng tiền kỳ ích vị và dưỡng huyết nhuận tràng. Cũng chính vì thế mà ông cha ta ngày xưa thường hay dùng gạo này để nấu thành cơm ăn, hoặc dùng gạo lứt rang trong mùa đông, hay sắc lấy nước uống hàng ngày.
Hiện nay, gạo lứt được chia ra làm các loại là: gạo đỏ và gạo đen, gạo tẻ và gạo nếp.
+ Gạo lứt đỏ:
Được trồng theo phương pháp sạch, không phun thuốc trừ sâu. Gạo vừa trải qua quá trình xay xát xong sẽ được đóng vào túi ép chân không. Gạo lứt đỏ cực kì tốt cho những người đang ăn chay, ăn kiêng, đồng thời hỗ trợ nhu cầu giảm cân, làm đẹp mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Vì thế, nhiều người thường ăn gạo lứt giảm cân để có được vóc dáng như mong muốn.
+ Gạo lứt đen:
Đây được xem như là siêu ngũ cốc vì những tính năng chữa bệnh mà nó mang lại cho con người. Loại này có hàm lượng đường thấp nhưng lại có rất nhiều chất xơ và hợp chất thực vật, rất tốt cho sức khoẻ, giúp hỗ trợ phòng chống bệnh tim mạch và ung thư.
+ Gạo lứt tẻ:
Bao gồm các loại gạo còn nguyên cám của gạo trắng thông thường (lúa của gạo trắng mà người ta chỉ xay bỏ lớp vỏ trấu).
+ Gạo lứt nếp:
Gồm có gạo nếp than, gạo nếp ngỗng, nếp Thái Bình, nếp hương, và đặc biệt là gạo nguyên cám của giống Nếp cái hoa vàng. Đây cũng chính là nguyên liệu để làm nên món rượu nếp cái hoa vàng nổi tiếng.
Cách bảo quản gạo lứt an toàn
+ Khi mua, bạn nên lựa chọn loại gạo đã được xay xát, đóng gói đúng quy trình
Với những hạt gạotróc vỏ lứt quá nhiều, chứng tỏ gạo đã cũ hoặc bảo quản không tốt, khi đem nấu cơm thì lớp vỏ lứt còn rất ít nên sẽ giảm tác dụng của nó. Hạt gạo phải đảm bảo còn nguyên lớp vỏ lụa, màu còn tươi và hạt gạo nhìn bóng bẩy mới chứng tỏ là gạo còn mới, gạo ngon và được bảo quản tốt.
+ Bạn nên mua gói loại nhỏ để ăn dần, không nên mua bao lớn vì khó bảo quản, dễ mốc.
+ Sau khi mở gói gạo lứt, nên bảo quản trong lọ thủy tinh sạch, đậy chặt nắp lại và để nơi khô thoáng.
Kết lại:
Về lợi ích của việc ăn gạo lứt thì chắc hẳn bạn cũng đã biết khá nhiều. Bài viết này chúng tôi chỉ chia sẻ cách phân biệt các loại gạo lứt và cách bảo quản an toàn.
Nếu bạn muốn mua gạo tốt, đảm bảo thì hãy liên hệ với Cửa Hàng Thực Dưỡng Bà Loan.
Địa chỉ website: thucduong.org