Theo quan niệm Thực dưỡng, bệnh viêm khớp, thấp khớp là do sự mất quân bình của cơ thể, trong đó môi trường sống và ăn uống đóng vai trò quan trọng hơn cả; sự tiêu thụ quá nhiều thức ăn quá Dương hay quá Âm làm tổn hại các dây thần kinh, các hồng cầu bị yếu đi không còn chuyển tải đủ dưỡng khí đến các dây thần kinh và vùng xung quanh của các cơ và khớp cho nên gây đau nhức.
Thức ăn hàng ngày được xem như đã tạo ra hai tác động: một số loại thực phẩm có tác dụng làm giãn nở cơ thể, trong khi loại khác làm cơ thể co lại. Hai lực này được Thực dưỡng tạm quy vào hai lực Âm và Dương.
Phần lớn các thực phẩm nguồn gốc động vật gồm trứng, thịt, pho mát, gia cầm và hải sản thuộc loại Dương co rút, khi dùng quá nhiều các thức ăn nêu trên hoặc dùng quá nhiều muối sẽ gây tình trạng co thắt cho cơ thể dẫn đến làm vặn vẹo, méo mó các khớp, làm cứng các khớp.
Các thực phẩm từ sữa gồm sữa, bơ kem và yaourt có tác động làm trương giãn cơ thể tạo nên các triệu chứng viêm và nóng đỏ
Cũng như thế, các loại rau củ như cà chua, khoai tây, khoai ngọt, khoai từ, cà tím, cà pháo, tiêu, các loại trái cây vùng nhiệt đới như chuối, dứa, chanh; các loại nước uống như cà phê, đường, mật ong, sô cô la, nước ngọt, rượu, bia khi dùng quá nhiều dều tạo ra tác dụng rất âm làm mất quân bình của cơ thể.
Tình trạng này được cải thiện bằng cách dùng những thức ăn giúp tái lập lại quân bình Âm dương hoặc giữ cơ thể ở tình trạng kiềm nhẹ.
Sau đây là những thức ăn thuận lợi cho tình trạng bệnh viêm khớp, thấp khớp
1. Nếu bị viêm khớp, thấp khớp dạng Âm, tức là nguyên nhân của bệnh do việc dùng quá nhiều thức ăn, thức uống cực Âm như trái cây, nước trái cây (nhất là trái cây vùng nhiệt đới), gia vị và các thức uống có hương vị, nước ngọt, đường, màu mùi nhân tạo, mật ong, sô cô la, cũng như dùng quá nhiều cà chua, khoai tây, cà tím. Khi mắc bệnh viêm khớp, thấp khớp, nên ăn theo thực đơn sau:
– Thực phẩm chính
Cơm gạo lứt hoặc cơm gạo lứt trộn với xích tiểu đậu, kê lứt ăn với Tekka, muối mè, tương cổ truyền. Tùy tình trạng cơ thể mà dùng lượng muối mè. Trung bình 2 muỗng muối mè trong một bát cơm (25 đến 30 mè một muối). Trường hợp có thêm bệnh thận và cao huyết áp cần giảm lượng muối, giảm lượng mặn.
Có thể nấu chung gạo lứt với phổ tai (một miếng nhỏ 5 gram).
– Thức ăn phụ
Bánh cuốn lứt, bún gạo lứt, giai đoạn đầu hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh tránh ăn bánh cuốn và mì làm từ yến mạch, yến mạch lứt chỉ nấu chính dùng là tốt nhất.
Hành lá xào tương đặc, phổ tai (Kombu) xào nước tương, củ sen xào rong tóc tiên, súp cá chép hầm rau củ
Các loại súp nêm tương đặc (miso), các loại rau củ dạng lá, củ tròn đều dùng được. Thay đổi thường xuyên một loại.
Loại đặc biệt tốt cho bệnh viêm khớp, thấp khớp là bồ công anh, ngưu bàng, củ cà rốt, củ và lá củ cải trắng. Tránh ăn rau sống trong thời gian đầu mà chỉ nấu chín hoặc hấp lên dùng.
Súp mỗi ngày dùng khoảng 1 chén, cần nêm nhạt và không dùng dầu trong tháng đầu tiên, sau đó tăng lên từng chút mỗi tuần 1 đến 2 lần.
Tỏi dầm nước tương lâu năm (dùng lượng tăng dần từ 2 gr đến 5 gr), trường hợp bị cao huyết áp và suy thận không được dùng dài hạn.
– Thức uống
Thức uống tốt cho bệnh viêm khớp, thấp khớp là trà gạo lứt rang, trà gạo lứt bancha, sữa thảo mộc, trà gạo lứt xào (nếu chân bị sưng to do ảnh hưởng tới tim), trà ngải cứu loãng.
2.Nếu bị viêm khớp, thấp khớp dạng Dương, tức là nguyên nhân bệnh do ăn quán nhiều thức ăn Dương như trai, sò và các loại động vật khác, dùng quá nhiều Canxi với việc tiêu thụ số lượng lớn các thức ăn chế biến từ sữa cũng làm nên tình trạng co rút ở các khớp.
Khi bị viêm khớp, thấp khớp dạng Dương nên ăn những thức ăn sau đây:
– Thức ăn chính
Cơm gạo lứt, cơm gạo lứt trộn tạo cốc như xích tiểu đậu, đại mạch, cháo gạo lứt xào dầu mè
– Thức ăn phụ
Tương đặc (miso), miso trộn chút bơ mè, súp rau củ hầm cá chép, củ cải trắng sống (5 gr đến 10 gr) với nước tương, phổ tai chiên dầu mè, cà tím nấu miso, dưa cải cám (5 gr mỗi bữa ăn)
Đậu hũ tươi mỗi tuần dùng từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 50 gr
Nên ăn nhạt, ít muối, ít mặn.
– Thức ăn thêm
Khoai lang ta, đậu phụ (đậu hũ), cà tím, dưa chuột (dưa leo), rau có lá xanh (như cải rổ, cải bó xôi…), nấm sồi
– Thức uống
Trà gạo lứt rang, trà gạo lứt bancha, trà bancha, cà phê ngũ cốc.
Chỉ uống khi khát, khi uống thì uống từng ngụm nhỏ
Nước ép cà rốt, dùng 2 lần 1 tuần, không dùng với đá lạnh.
(Theo Trần Ngọc Tài, Thương Huệ Nguyên, 2012, Cốt tủy thực dưỡng, TP HCM: NXB Thời Đại)