Phương pháp Ohsawa đối với dịch bệnh HIV/AIDS – Ngày nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam người ta nói nhiều về một nạn dịch thế kỷ chưa tìm ra thuốc chữa tốt là HIV/AIDS và không ai là không thấy hãi. Khi tiếp cận với bệnh đó, thì phương pháp Ohsawa có mang đến hứa hẹn gì không?
Thời Tiên sinh Ohsawa còn sống (trước năm 1966), bệnh này khoa học chưa phát giác ra (HIV có tên từ năm 1982) nên trong các tác phẩm Trường sinh không đề cập đến. Nhưng không phải vì thế mà con vi trùng ác ôn ấy “được thoát khỏi vòng kim cô” của Phương pháp thực dưỡng! Trong quyển Triết lý y học Đông Phương (The philosophy of oriental medicine), Tiên sinh viết: “Điều kỳ lạ là, nếu người ta tuân thủ những chỉ dẫn tiết thực của tôi, tất cả vi trùng và mọi con vi rút đều biến mất hoặc trở nên bạn thân hợp tác”. Và trong bảng mục lục quyển “Phương pháp Trường sinh và đạo Thiền” ngoài biết bao bệnh thuộc về vật lý, còn rất nhiều thuộc về nhiễm khuẩn như PHONG, LAO, LẬU, GIANG MAI, CẢM CÚM…được đưa lên danh sách hỗ trợ điều trị thì không có lý do gì mà bệnh có con vi rút HIV/AIDS thoát ra ngoại lệ. Con vi rút này cũng đều là những sinh vật, mà đã là sinh vật thì chúng phải ở trong một môi trường nào thích hợp mới sống còn. Đó là môi trường máu đầy chất bổ béo như thịt, cá, bơ, sữa, trái cây…còn môi trường máu quân bình ngũ cốc như gạo lứt, lúa mì lứt, kê, bắp, rau cỏ thiên nhiên cộng với muối biển thì vi trùng, siêu vi, siêu siêu vi gì đó, kể cả những con sán lãi, sán kim…đều không ưa thích (thực nghiệm chúng tôi thấy thế).
Người ta thường nói “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, chúng không dại gì mà trú ngụ trong môi trường “chay” như vậy và thế là chúng phải cất áo ra đi thôi. Chúng ta khỏi cần phải giết chúng, bở vì dầu cho có giết được đi chăng nữa thì cũng không thể nào giết hết, giết cho tuyệt nọc được. Chúng sẽ trốn tránh, đời cha mẹ chết đi, trứng còn đó thì đời con kế nghiệp. Ấy là chưa nói đến chiến trường sẽ là cảnh tang thương và chính bệnh nhân là những người lãnh đủ. Điều này giống như nhà ta không đời nào dứt nạn chuột, gián nếu không dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp. Dùng bẫy hay thuốc xịt, hết thì có hết đấy, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau thì đâu vào đó. Ấy là chưa nói đến việc quên coi bẫy để chuột chết thối hôi cả nhà và mùi thuốc xịt gián làm ô nhiễm cho người hít phải. Môi trường máu do ngũ cốc tạo nên sẽ sạch giống như cảnh tiêu khổ kháng chiến. Địch vào không thấy có lương thực ngon vừa miệng thì tức thời rút lui ngay. Địch lui ngay rồi thì ta có chết đi đâu mà không xây dựng lại sau, lo gì! Đó là phương pháp hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh vương đạo vậy. Lý thuyết là như thế và ta cần phải thể nghiệm nơi tự thân để kiểm chứng khi tiếp cận với cảnh đường cùng. Nhiều người phản bác, con người đâu phải là con vật để đem ra thí nghiệm. Nói như vậy là hàm hồ. Họ tưởng con người ăn cơm gạo lứt giống như con chuột bạch trong các phòng thí nghiệm. Việc ăn gạo lứt nguyên vẹn, không khiếm khuyết tức là còn lứt, báo chí khoa học đều cho là rất tốt kia mà! Ăn mà nhai thật kỹ không ai mà cho là không hay và chính bệnh nhân nhận định là tốt hay không chỉ trong vài ngày và tự thân thấy có nên tiếp tục cùng hay không, vậy có gì mà e ngại, vả lại nào có ai lợi dụng mình về vấn đề tiền bạc! Có điều bảo uống ít nước là bị khoa học chê. Chỗ này dành cho người bệnh phán đoán. Nếu uống ít nước mà thấy hay thì uống ít nước, còn như uống thật nhiều như Tây y khuyên thì cứ theo Tây y, ai cấm được mình. Riêng tự thân tôi kinh nghiệm thì nếu ăn theo Phương pháp Ohsawa, nhai thật kỹ ta không thấy khát nước và nếu có uống nước ta uống ít cũng thấy đủ và bệnh mau lành. Còn nếu ăn cơm gạo trắng, ăn phở, ăn thịt cá…ngon thì có ngon đấy, mình không thể nào uống ít nước được và bệnh có giảm hay tăng hoặc hết hay không thì người ta biết lấy. Huống chi, nếu mắc phải chứng bệnh ngặt nghèo, Tây y đã chịu thua mà dầu cố theo chạy chữa để kéo dài năm tháng sống còn, cũng rất tốn kém tiền bạc và đau đớn cái tấm thân thì tại sao ta lại khước từ một chiếc phao nhân hậu không bị ô nhiễm bởi kinh tế thị trường?
Ăn cơm gạo lứt tuy là việc đơn giản, nhưng nói thật là không thấy ngon như cơm gạo trắng với thịt cá lâu nay. Lời trung tuy lợi mà đắng còn lời nịnh tan cửa nát nhà lại bùi tai. Nhưng sống hay chết, tồn tại hay không tồn tại, đấy là quyền của người bệnh đứng trước một phương pháp tuy kỳ diệu mà không phải là không nghiêm khắc (tự thể nó là như thế và Tiên sinh Ohsawa phát kiến ra chớ không phải bày đặt để làm khó dễ con người) và chính họ tự mình phải trả giá bằng sự khắc kỷ chứ không bằng tiền và không ai khác trả giùm mình được. Thế nên, phương pháp Ohsawa tuy cũng là một ngành y nhưng lại dị biệt với nhiều ngành y khác vì ngành y này đòi hỏi chính người bệnh phải tự chữa và nếu để ai đó chữa cho thì không thành công, mà dầu có thành công thì cũng không mỹ mãn. Có hai cha con đến nhà tôi hỏi về cách ăn uống theo phương pháp Ohsawa. Người cha cho biết, con ông mắc nghiện và bị nhiễm HIV. Ông cho biết mình rất tin tưởng phương pháp này vì đã từng biết từ lâu và hỏi tôi nếu con ông chịu áp dụng thì có nhiều hi vọng phải không? Nhưng nhìn ông con, một thanh niên cao lớn, đẹp trai, nghe chúng tôi trao đổi phương pháp hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh sao cho có hiệu quả mà mặt mày tỉnh bơ, thờ thẫn, vô hồn, không hé lộ một chút buồn vui. Tôi không biết tính sao vì như vậy là cơ hội khó đến. Người cha có lẽ cũng biết vậy nên thở dài não ruột trong khi bàn tay ông mân mê cánh tay con mình nói: “Ông coi, da thịt tốt tươi như thế này mà ra nông nỗi.” Tôi nói với người cha rằng, trong trường hợp này muốn cho có kết quả thì chính ông phải ăn uống chung với con vì người con không ý chí nữa mà phương pháp Ohsawa là một phương pháp rất cần đến ý chí của người bệnh. Chính ý chí mới lèo lái lâu dài con thuyền sinh mạng đi đến nơi, về đến chốn trong cõi đời tương đối đầy bất trắc này.