Gạo lứt và phương pháp chế biến thông dụng

Tóm tắt bài viết

Gạo lứt và phương pháp chế biến thông dụng – Cơm gạo lứt và ngũ cốc nấu khác hơn nấu cơm thường, nó lâu chín hơn cho nên phải nấu lâu hơn để cho mềm dễ ăn và ngon miệng.

Gạo lứt và phương pháp chế biến thông dụng

Gạo lứt đỏ

Gạo lứt đỏ

1.  Nấu gạo lứt bằng  nồi  ép  hơi  (cocotte minute) (cơm chưng)

Vật liệu:

  • 1 chén gạo lứt.
  • 1,5  chén nước.
  • 1 tí muối (hoặc 1 muỗng xúp nước  tương tamari).

Cách  làm         

Ðể vào nồi  ép hơi  một  chén bằng  sành lớn  (hay bằng men). Ðổ  nước   vào  nồi,   phía ngoài   chén, cao  đến   1/3 miệng  chén. Ðổ gạo lứt  đã  vo (ngâm trước  1 giờ),  1,5  chén nước  và muối (hoặc 1 muỗng xúp nước  tương) vào  trong chén sành.

Vặn  nắp nồi  thật chặt, bắc  lên  bếp   nấu sôi  độ  10 phút, rồi hạ  lửa  riu  riu  nấu tiếp  độ  50  phút. Sau đó,  tắt lửa  để  nồi  trên bếp cho  khá lâu  để  cho  nguội. Khi không còn  nghe  hơi xì ra nữa  là cơm đã  chín nhừ.

Nấu  như thế cơm  vừa  mềm vừa  không bị  sém cháy, nồi  dễ rửa, khỏi ngâm, khỏi cạo  chùi.

Nhưng có  đông người  thì  ta  đành phải bỏ  gạo  ngay vào nồi  để nấu trực tiếp.  Nếu cơm  bị cháy thì  lấy cái thau hoặc cái dĩa  lớn  đổ  nước  lạnh vào  rồi để nồi  đang nóng  vào ngâm năm mười phút thì cháy  tróc ra ngay.

2.  Cơm nấu bằng nồi thường (bằng gang, bằng đất, bằng sành hoặc tráng men)

Vật liệu:

  • 1  chén gạo  lứt  (vo  và  ngâm trước  4  giờ  hoặc một đêm).
  • 3 chén nước.
  • 1 tí muối (hoặc ½ muỗng xúp nước  tương).

Cách  nấu:

Đổ gạo,  nước, muối  hoặc nước  tương vào trong nồi.  Bắc  lên  bếp đun sôi  10  phút rồi hạ  lửa  rất nhỏ, lấy 1 cái  khăn vải  dày  nhúng nước  vắt  khô, đậy  nồi  rồi đậy nắp  lại.  Tiếp   tục   nấu  50   phút  rồi  lấy  tấm  ngăn  lửa (diffuseur) kê  dưới  nồi  để  vậy độ  10  phút. Cơm  sẽ chín mềm, ngon  thơm. Nếu  nấu  bằng  than củi  thì  cơm  ngon  hơn. Nồi  để  trên tro  nóng  như ở nhà  quê  mình cơm  sẽ rất bùi  béo.

Cơm  có  thể  ghế  đậu  đỏ,  đậu xanh, đậu  đen, phân lượng  độ  10%.  Ðậu  nên  ngâm trước một  đêm, đem nấu riêng trước, bỏ  một miếng phổ-tai (kombu) dài  chừng 10 cm  hoặc vài lá tre  để  làm  cho đậu mềm, xong  rồi đổ  vào gạo nấu chung.

3.  Cơm  trộn  với  kê  nấu  nồi  ép  hơi

Vật liệu:

  • 1 chén gạo lứt vo ngâm  1 giờ.
  • 1 chén kê vo (khỏi  ngâm).
  • 2,5  chén nước.
  • 1 xíu muối.

Cách  nấu

Đổ gạo,  kê  vào  nồi,  cho  nước  vào.  Chưng  cách thủy như nấu cơm  gạo  lứt.  Nấu  sôi 10  phút  rồi hạ  lửa  riu  riu  nấu  thêm 45  phút.  Đợi  10  phút cho  nguội rồi hãy  mở nắp.

Cơm  này  ăn  với  muối mè,  nhai  rất kĩ  trị bá  bệnh. Người bị bệnh sình ruột no hơi ăn  vài ba  ngày  là hết  liền.

Cách  làm  muối mè

Mè còn  vỏ, rửa sạch, đãi  cát  cho kĩ.

Bắc  chảo lên  bếp, chờ cho  nóng,  rồi đổ  mè  vô rang, cầm đũa  chao qua chao lại  luôn tay  cho  khỏi bị  cháy. Khi  mè  hết  nổ  lách  tách là  đã  chín thơm dòn. Có  thể rang trên  muối như   rang gạo  lứt   (xem  Gạo lứt  rang muối).

Trộn muối bột  với  mè,  phân lượng  trung bình là  1 mè  12 muối, đổ  vào  cối  giã cho  nát  bấy.  Bỏ vào  hũ  đậy kín. Có thể  để  từ  1 tuần  đến  10  ngày.  Mỗi chén cơm  ăn với  1  muỗng cà-phê  mè.  (Phân lượng   mè muối có  thể thay đổi  tùy theo mỗi người, nhưng nếu trộn  quá nhiều muối, ví  dụ  1 muỗng cà-phê muối 7 muỗng cà-phê mè, hoặc  6   muỗng cà-phê,  mè  sẽ  quá   mặn,  ăn  không ngon.)

4.  Cơm  gạo  lứt  ghế  khoai

Ở nhà quê  ta,  người  dân nghèo thường ăn  cơm  ghế với khoai lang hoặc sắn hoặc đậu,  ăn  rất ngon, vừa  lạ miệng vừa  để  đổi  bữa,  nhưng  khi  mình bị  bệnh thì  nên  tránh ăn  khoai vì nó nhiều âm tính.

Vật liệu:

  • 1 chén gạo lứt vo ngâm  một  đêm.
  • 1/3 chén khoai lang  khô  (xắt bằng ngón tay út).
  • 1 xíu muối.
  • 3 chén nước.

Cách  nấu:

Bỏ  gạo,  khoai, nước  vô  nồi.  Nấu  sôi  10  phút, nêm muối. Lấy cái  khăn vải nhúng nước  vắt  ráo  đậy  kín  nồi.  Hạ lửa  nhỏ, lấy tấm vỉ sắt (diffuseur) để  dưới  nồi,  nấu tiếp 50 phút rồi tắt  lửa,  để 10  phút sau hãy  mở. Cơm  nấu như vậy  vừa  ngọt  vừa  bùi, ăn  với  cá  kho khô.

5.  Cơm  gạo  lứt  nấu  với  hành nước tương

Vật liệu:

  • Cơm  nấu chín rồi.
  • 1 cọng  tỏi tây18  (poireau) xắt nhỏ.
  • 1 muỗng cà-phê nước  tương tamari.

Cách  nấu:

Lấy  chảo, thoa dầu mè  bắc  lên  bếp, bỏ  tỏi  tây  hoặc hành vào  xào  cho  thơm, cho  cơm  (nấu chín rồi,  để  vừa nguội) vào  trộn đều,  thêm nước  tương xào  lại 5 phút để cho  hơi khô.

Cơm  này  có  thể  ăn  không, không cần  đồ  ăn  mà  rất ngon  cho những người vừa lành  bệnh ăn  lại bữa.

6.  Cơm  Quảng Ðông

Vật liệu:

  • 2 chén cơm  nấu rồi.
  • ½ củ cà rốt.
  • 1 củ hành nhỏ.
  • 1 tai  nấm đông cô ngâm rồi.
  • 1 miếng  phổ-tai nhỏ đã  nấu chín.
  • 1 miếng  tàu  hủ ki nhỏ hoặc mì căn.
  • Vài muỗng xúp  đậu Hòa  Lan19  hột  xanh (petit pois).
  • Ngò.

Cách  nấu:

Các thứ  rau đậu (légumes) rửa sạch xắt  hạt  lựu.  Lấy chảo  gang, thoa dầu mè,  bắc  lên  bếp  cho  hành vào  xào thơm. Sau cùng  cho  các  thứ  rau quả (légumes) đã  xắt, nêm muối  vừa  ăn,  trộn cơm  vào,  xào  5  phút. Cho  chút nước  tương cho  ngon.  Ta  có  thể  cho  thêm  ít  tôm  khô, hoặc một  cái trứng tráng mỏng xắt nhỏ. Múc ra dĩa  ăn  nóng, bỏ ngò  cho thơm. Nấm  hương có tính cách  làm  hạ  sốt và trị cholestérol. Những người  ăn chay  nên  ăn  một  tai nấm hương thế  thịt.

7. Cháo  gạo  lứt  hột  sen

Vật liệu:

  • 1 chén gạo lứt.
  • 10 chén nước.
  • ¼ chén hột  sen.
  • 1 quả xíu muội.

Cách  nấu:

Vo gạo  sạch, bỏ  hột  sen  đã  ngâm 3 giờ và đã  lấy tim  ra. Bóc  sạch vỏ, cho  nước  vào,  đun sôi  10  phút, để  lửa riu  riu  1  giờ.  Khi  cháo  lền23   là được, cho  tí muối. Cháo này  có thể  nấu với đậu đỏ, đậu  đen, đậu xanh. Nấu  cháo không cho  các  thứ  trên kia  có thể  dùng cho  người  bệnh kém ăn,  tinh thần mệt  mỏi,  và cho  trẻ em  vừa  mới  thôi bú.  Ăn 1 ngày  cháo như  thế  là thấy  khỏe, biết  đói  ngay.

 

thucduong.org

Bài viết liên quan