Đồ uống trong thực dưỡng

Đồ uống trong thực dưỡng Ở Việt Nam trà là thức uống chính. Trong dưỡng sinh thì trà phải thiên nhiên, như “trà Huế “mà dân quê ta vẫn dùng. Trà chính cống của dưỡng sinh là “trà 3 năm”. Nhưng ngoài ra, họ cũng dùng nhiều thứ trà khác.

Đồ uống trong thực dưỡng:

1. Trà 3 năm (cũng gọi là trà già)

Trà 3 năm là trà mà lá rất già hái của cây trà mọc ít nhất đã 3 năm, và nếu có được lá đã ở trên cây 3 năm thì tuyệt hảo (thật ra người ta cũng hay dùng các cành nhỏ của cây trà). Lá càng già càng tốt vì đã chịu nhiều sương nắng, đã hấp thụ được sinh lực thiên nhiên, uống vào trà truyền sinh lực ấy cho cơ thể. Sau khi hái, lá trà phải phơi thật khô, trước khi pha, nên sao vàng rồi mới bỏ vào nước sôi, uống rất thơm và bổ dưỡng.
Khi nào mệt mỏi, pha trà già (đừng đậm quá, cho vào ít giọt tương nước), uống sẽ thấy khỏe khoắn yêu đời lại ngay.
Người Âu Mỹ hay bỏ trà vào nước rồi nấu sôi, như
thế trà sẽ mất hết công hiệu và hương vị.

Cách pha đúng nhất là nấu nước thật sôi, cho vào bình thủy, cho trà vào đậy kín. Pha như thế, trà uống sẽ ngon và thơm hơn là đem nấu. Mùa đông cho thêm ít lát gừng mỏng, gừng sẽ làm ấm người.

2. Trà xanh đồ uống trong thực dưỡng

Khi hái về, lá còn xanh, ta rửa sạch, bỏ lá và cọng vào nồi đất nấu với một ít gừng giã nhỏ (trà xanh thì nấu được, vì chất trà lâu ra, mà nó vẫn giữ được hương vị). Trà này uống vào giải nhiệt. Dân quê ta hay uống thứ trà này khi làm lụng ở ngoài đồng. Có nhiều quán trà bên đường thường bán cho khách qua đường.

3. Trà tim sen

Ở Việt Nam, hột sen đến mùa được đem ra nấu chè, tim sen giữ lại đem phơi khô, sao vàng làm trà. Trà tim sen hương thơm và hơi đắng, nhưng nó trị được bệnh khó ngủ.

4. Nước trà chanh muối

Ðến mùa hè nóng bức, ta hay dùng chanh tươi xanh, rửa sạch rồi bỏ vào keo bằng sành dầm nước muối (200gr muối hoà với 1 lít nước). Sau 3 tháng, lấy chanh
ra cắt lát bỏ vào nước nấu chín. Ðể nguội, dầm chanh

cho nát, đó là nước trà chanh muối uống vào đã khác và giải nhiệt. Cho chút mạch nha vào uống càng ngon.

5. Trà đậu: đậu ván, đậu đỏ, đậu đen…

Mỗi thứ đậu có mùi vị riêng biệt, đem rang vàng (hơi cháy), xay nhuyễn, pha trà uống rất ngon và giải nhiệt. Trà đậu huyết là trà bổ thận (hột đậu đỏ có hình bầu dục như quả thận).
Có thể rang với nhau năm thứ đậu: đậu nành, đậu ván, đậu đỏ (đậu huyết), đậu đen, đậu xanh hoặc thêm gạo lứt. Rang cho vàng, gần như rang cà-phê. Xong rồi trộn đều với nhau bỏ vào xoong đem nấu sôi 20 phút, uống ngon và bổ, vì có nhiều chất đạm.

6. Trà gạo lứt rang

Ðem gạo lứt rang vàng đậm, cho vào xoong nước nấu sôi cho thêm tí gừng, uống làm dễ tiêu đồ ăn. Trà này dùng khi nào ăn uống khó tiêu và cảm sốt. Có thể ăn luôn cả bã.

Trà gạo lứt

Trà gạo lứt rang

7. Trà bột sắn dây (Kouzou)

Pha 1 muỗng cà-phê bột sắn dây vào 1 cốc nước chín để nguội cho các trẻ em đi học về khi trời nóng bức. Trà này vừa giải nhiệt vừa làm cho ruột tốt, trẻ em ít bị đau
bụng vặt vãnh.

Bột sắn dây

Bột sắn dây

8. Trà ngoại quốc mà họ hay gọi là “café ” (uống thế cà-phê chính cống)

Nếu theo duỡng sinh thì không nên dùng “café”. Muốn thay thế nó thì lấy lúa đại mạch (orge) rang cho vàng đậm pha uống rất tốt, có thể bỏ được café.
Trong các tiệm dưỡng sinh có bán các loại trà ngũ cốc pha chế sẵn (gọi là cà-phê yannoh). Những gia đình không có thì giờ chế biến trà nên tìm mua ở đấy tiện
hơn.

Bài viết liên quan