Chữa viêm Amidan và viêm họng bằng gạo lứt

Chữa viêm Amidan và viêm họng bằng gạo lứt muối mè theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa Nhật Bản

Bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai mũi họng Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, amidan (còn gọi là hạch nhân) nằm ngay eo họng (ngã tư đường ăn và đường thở), có vai trò tạo ra kháng thể, được xem là tuyến đầu trong việc chống nhiễm khuẩn. Amidan bảo vệ đường hô hấp trên, giữ vi trùng lại, lọc sạch không khí trước khi đưa xuống phổi. Vì thế, nó rất dễ bị viêm, đặc biệt là khi môi trường ngày càng có nhiều khói bụi.

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Do bị lạnh, các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng trở nên gây bệnh.
  • Sau các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà …Vi khuẩn bội nhiễm thường là liên cầu, tụ cầu; đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết (nhóm A); Tạng bạch huyết; Có một số trẻ có tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh. Nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho viêm amidan.
  • Vệ sinh răng miệng kém, bị viêm nhiễm amidan, viêm họng nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ ung thư amidan
  • Do cấu trúc và vị trí của amidan: VA và Amidan có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Hơn nữa Amidan nằm trên ngã tư đường ăn-đường thở là cửa ngõ cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào.
  • Sử dụng thuốc lá, rượu, bia và các thức uống có cồn.
  • Lạm dụng việc quan hệ tình dục sử dụng miệng.
  • Yếu tố môi trường như hít khói bụi, làm việc căng thẳng bị stress… cũng là yếu tố gây viêm amidan.
  • Chế độ ăn uống thiếu vitamin A, ít rau xanh, củ quả, trái cây hoặc là chế độ ăn nhiều thịt đặc biệt là các loại thịt muối hoặc hun khói cũng là yếu tố nguy cơ ung thư amidan.

Điều trị viêm amidan như sau:

Có nhiều cách thức điều trị viêm amidan như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Cửa Hàng Gạo Lứt Bà Loan giới thiệu tới quý vị điều trị dứt điểm viêm Amidan theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa theo clip dưới đây do Thầy Tuệ Hải hướng dẫn:

Theo tây y thì như sau:

Đối với viêm amidan giai đoạn sớm có thể lựa chọn một trong hai cách hoặc là phẫu thuật, hoặc là xạ trị, hiệu quả 2 cách này là như nhau tuy nhiên nếu ở giai đoạn muộn hơn thì việc điều trị khó khăn hơn, phải kết hợp các phương pháp điều trị như phẫu thuật với xạ trị, hóa trị với xạ trị.

Giai đoạn muộn điều trị khó khăn hơn và có nhiều biến chứng hơn.

Phẫu thuật viêm amidan: phẫu thuật viên sẽ lấy toàn bộ các tổn thương amidan và hố amiđan đồng thời có thể nạo hạch cổ 1 bên hoặc 2 bên sau đó nếu phẫu thuật chưa an toàn hoặc hạc cổ dương tính có thể kết hợp xạ trị sau khi mổ. (theo hướng dẫn của Bác sỹ)

Hóa trị: trong trường hợp ung thư amidan nói riêng và ung thư đầu cổ nói chung thường điều trị phối hợp chứ không điều trị hóa trị riêng lẻ. Bác sỹ có thể lựa chọn hóa trị trước sau đó mới phẫu thuật hoặc hóa trị trước sau đó xạ trị hoặc phương pháp mà bây giờ rất được nhiều thầy thuốc lựa chọn đó là hóa xạ trị đồng thời. Đó cũng là một cái tiến bộ làm tăng hiệu quả điều trị ung thư amidan. (theo hướng dẫn của Bác sỹ)

Nếu được điều trị bằng thuốc 3 lần trong 1 năm mà bệnh nhân vẫn rát cổ, ho khạc kéo dài, bác sĩ sẽ nghĩ đến việc cắt amiđan; phương pháp mới nhất là cắt bằng dao điện. Với kỹ thuật này, các bác sĩ chỉ mất 8-10 phút để lấy đi hạch nhân ở eo họng (phương pháp bóc tách cổ điển cần đến 60 phút). Một số ưu điểm khác là:

– Tránh được đau, chảy máu, tai biến trong và sau khi mổ.

– Bệnh nhân không phải nằm lại bệnh viện sau khi cắt amiđan.

– Chi phí chỉ bằng một nửa so với phương pháp cổ điển.

Đối với người bị rối loạn đông máu hay một bệnh mạn tính nào đó, cần điều trị cho bệnh ổn định trước khi mổ.

Bác sĩ Đặng Hoàng Sơn lưu ý, bệnh nhân không nên kiêng cữ nhiều sau khi cắt amiđan. Trong 10-15 ngày hậu phẫu, cần ăn thức ăn lỏng, nguội, mềm; tránh đồ chua, cay, cứng, nóng.

Người Lao Động

Bài viết liên quan