Ăn kiêng cữ khi ăn gạo lứt muối mè số 7 – Đây là vấn đề độc đáo trong phép ăn thực đưỡng ohsawa! Khó ở điểm này mà tuyệt vời cũng là điểm này. Trước thời Ohsawa ít ai biết điều hệ trọng ấy mà trong các nền y học Tây phương và Đông phương khác cũng thế.
Họ hầu như cho ăn “thả cửa, thả giàn” rồi chính vì vậy, tuy thuốc có hay chăng thì cũng khó mà dứt hẳn bệnh căn, bởi thước “dánh xuôi” mà đồ ăn thức uống “phản động” như “kèn thổi ngược”!
Chúng ta nên biết rằng khi đi vào con đường thực dưỡng là mình dang thực hiện phép ăn kiêng không dùng thuốc thì đương nhiên phải kiêng cữ triệt để trong thời gian hỗ trợ điều trị bệnh, không nên xem thường vấn đề này để rồi sẽ không thấy cái tuyệt vời, cái kỳ diệu của nó, nên đi đến chỗ phản bác vu vơ, chỉ thiệt hại trước nhất cho mình mà thôi! Tôi biết một người huyết áp cao, miệng thì nói ăn gạo lứt số 7, nhưng mấy tháng nay bệnh không hết! Hỏi kỹ ra thì triệt để có triệt để đấy nhưng trong các bữa ăn trưa, tối ở nhà thôi, còn sang sáng thì làm một tô phở tái nạm gầu, rồi “đá” thêm một ly cà phê sữa nóng ở tiệm hay một tách “Vinamilk 2 trong 1” ở nhà. Thế thì làm sao mà hết hẳn bệnh dầu cho đó là những chứng tầm thường! Vì sao? Bởi vì cái nguyên do là các nền khác có thuốc men khống chế bệnh hoạn còn nền y thực dưỡng vốn đứng trên cương vị vương đạo, không tiêu diệt kẻ thù là cảm hóa nó, làm cho nó mất tích chất thù nghịch đi để theo mình tức nhờ nơi quân bình trong cách ăn uống mà bệnh tật tự lui, không cần đáng hay tiêu diệt!
Tuy nhiên tiên sinh Ohsawa đâu có bắt người ta khước từ mọi món ngon vật lạ trên đời. Sự kiêng cữ này chỉ xảy ra trong thời kỳ bệnh hoạn thôi, mất tự do chút đỉnh trong giai đoạn nào đó để rồi sẽ tự do hoàn toàn, cũng như trước đây có bệnh thì phải nhập viện, chịu những qui chế do nhà trương áp đặt thì há đó không phải là mất tự do sao, hay như cỗ xe hư thì phải đem vào ga-ra sửa chữa, không phải là “treo giò” sao! Như chúng tôi dây, hồi có bệnh chúng tôi ăn uống kỹ lướng lắm, nhưng khi hết hẳn rồi thì cũng có hơi lơ là những khi đi chơi xa hay gặp phải những giao du bất thường như hiếu hỉ, lễ lạc, tết nhất… và đôi khi cũng gặp những “sự cố” không hay, nhưng nếu trước đây thì chúng tôi không biết làm sao, còn nay thì tìm ran gay thủ phạm gân bệnh rồi chúng tôi tự chữa và luôn là thành công, khỏi phải hệ lụ vào thầy thuốc Đông y, bác sỹ tây y để bệnh viện có chỗ trống cho người khác “cần nằm” hơn! Chung qui trong cuộc sống đời thương, chúng tôi cũng giống như mọi người giữa lòng thế gian tương đối, không tự hào rằng mình hoàn toàn thoát khỏi 4 cái khổ (thật ra chỉ có 1 mà giới thực dưỡng ai cũng biết) của kiếp con người, nhưng có cái khác là chúng tôi biết nguyên nhân bệnh và nếu chẳng may mắn mắc thì chúng tôi tự chữa, trước đây và bây giờ chỉ hơn nhau chữ “biết” mà thôi.
Huỳnh Văn Ba