Ăn chay vơi phương pháp Ohsawa – Tôi nghĩ rằng, trong giới người đi tu, thì Phương pháp Ohsawa này vô cùng thích hợp cho họ hơn là lối ăn chay thông thường, thế thì tại sao tôi thấy họ hầu như “không chịu nổi” một lối ăn uống cách mạng và phụ trợ cho đạo pháp như thế?
Tiên sinh Ohsawa từng nói, phương pháp này rất dễ hiểu, rất dễ nghe theo nhưng lại vô cùng khó đối với một hạng người nào đó. Khi chúng tôi dùng phương pháp này trong đời sống hằng ngày của mình thì tôi mới nhận ra sự thật này. Cái ngon cái đẹp mới nếm, mới nhìn qua, quá hấp dẫn để lôi cuốn con người, hình ảnh của bột ngọt hay của cô gái đầy phấn so có thể cho ta một ví dụ dễ hiểu. Chớ cái ngon của thực phẩm thiên nhiên hay cái đẹp của một cô gái “chân quê” thì phải sống gần và thường xuyên mới thấy cái đẹp thật và quý trọng. Tôi từng nghe các ni cô trong chùa nói rằng, nếu nấu canh mà không gia bột ngọt thì làm sao mà ăn. Hiện nay ở cấp 1, nhà nước ta không cho dùng bột ngọt trong bữa cơm của học sinh đâu dấy. Đó là một bằng chứng cho thấy bột ngọt bị nhận diện là không tốt trog ẩm thực, thế thì tôn giáo là nơi chuộng cái tốt, cái thiện, tại sao họ cứ mãi dùng cái thứ bột quái quỷ này nhỉ? Tôi từng đọc một tài liệu nói về thứ bột ấy. Một khi nằm trong cơ thể người thì như con kỳ đà cản mũi, nó không cho cơ thể hấp thụ một chất I-ốt nào. Đó là một lý do mà người thường ăn nhiều bột ngọt bị bệnh bướu cổ. Có một bệnh mà người ta thường nó là “hội chứng tiệm tàu”. Nơi ấy việc sử dụng bột ngọt lên đến mức đối đa, nên khi vừa ăn xong một bữa ở đấy thì có thể xảy ra tình trạng cơ thể ta cảm thấy lạnh từ sau hành tủy, tức ót đến nỗi cả tiếng đồng hồ sau mới dứt. Chung quy cũng là tại cái khoái của một giác quan mà ta đành phải mang một cái bệnh vào người. Đối với người thường trong thế gian thì không nói làm gì, chớ người đã quyết tâm tìm chân lý trong cuộc đời mà để cho những thứ độc địa lôi cuốn thì quả là khó hiểu. Và cũng chính vì thế, chúng tôi nhận thấy lời của Ohsawa nói chí lý, cái càng thấy dễ thì càng khó. Cái nghịch thường quả là một sự kiện tưởng chừng nhỏ, không đáng lưu tâm, nhưng thực ra nó chiếm một nửa trong chân lý tuyệt đối Âm Dương và trên con đường học hỏi, chúng tôi thường nhắm vào con người nội tâm chớ ít trọng thị cái cánh bên ngoài.