Âm và dương trong thực dưỡng ohsawa

Âm và dương trong thực dưỡng ohsawa – Dương là lực hướng tâm, có tính chất co rút, tập hợp lại. Dương tạo ra âm thanh, nhiệt độ, ánh sáng, bức xạ màu đỏ, chủ động, khô, nặng, rắn, hình dạng nhỏ, tròn và thu lại

Âm là lực ly tâm, có tính chất bành trướng, phân tán, trương nở. Âm là nguồn gốc của sự im lặng, lạnh, bóng tối, tạo ra những bức xạ tím, thụ động, nhẹ, ướt, mềm, nhẹ, hình dạng dong dỏng, dọc.

Nguyên lý âm dương

Nguyên lý âm dương

Âm và Dương là hai mặt của một sự vật, sự việc duy nhất. Trong mỗi hiện tượng đều có mặt hai yếu tố này, nhưng luôn có một yếu tố trội hơn. Người ta nói một thứ là “Âm” hay “Dương” khi người ta biết được yếu tố nào trội hơn trong đó.

Tất cả mọi sự vật, sự việc đều tự chúng trở nên cân bằng. Sự sắp xếp thuộc tính Âm/Dương chỉ mang tính tương đối: A so với B là âm nhưng lại dương so với C. Ví dụ, người ta nói “Cà rốt dương hơn rau sống trộn, nhưng Âm hơn ngũ cốc”.

Trong thực phẩm, người ta phân định âm dương dựa vào thành phần trong máu của chúng ta (chủ yếu dựa theo tỉ số Kali/Natri). Để tránh nhầm lẫn, Ohsawa đã khuyên nên chú trọng đến nhiều tiêu chí cùng lúc, như hình dạng, màu sắc, thành phần hóa học, xu hướng…

Âm sinh Dương và Dương sinh Âm: ở những vùng có khí hậu lạnh (Âm), sinh ra các loại động vật và thực vật dương; ngược lại, những loài động vật và thực vật ở các xứ nóng (Dương) lại Âm.

Phân định một số tiêu chí âm và dương
ÂmDương
Xu hướngBành trướngCo rút
Vị tríBên ngoàiBên trong
ChiềuKhông gianThời gian
HướngLên trênXuống dưới
Màu sắcTímĐỏ
Nhiệt độLạnhNóng
Khối lượngNhẹNặng
Yếu tốNướcLửa
Điện tửElectronProton
Nguyên tố hóa họcK, O, Ca, N, S, P, SiNa, H, C, Mg, As, Li, Hg, Ur
Giới sinh học
ÂmDương
GiớiThực vậtĐộng vật
Thực vậtRau củNgũ cốc
Thần kinhTrực giao cảmPhó giao cảm
Giới tínhNữ (cái)Nam (đực)
VịCay, chua, ngọtmặn, đắng, hơi ngọt
VitaminC, B2, B12, Pp, B1, B6D, K, E, A

Nguồn: Triết lý y học Viễn Đông, Georges Ohsawa, Huỳnh Văn Ba dịch và The Book of Macrobiotic của Michio Kushi

Bài viết liên quan