Tuổi tác và thời gian với thực dưỡng Ohsawa – Đọc báo đôi khí thấy có người mong ước sao thời gian sống già rút ngắn lại vài ba năm để chỉ ngồi yên mà nhìn ngắm nhân gian. Họ cho rằng ước muốn đó tuy chận thật nhưng kỳ quặc làm sao ấy! Nhưng đọc sách của Ohsawa tôi cũng thấy Tiên sinh cho rằng phương pháp thực dưỡng không nhưng làm con người khỏe mà còn trẻ lại, điều ấy có đúng không hay nói quá?
Đáp: Lúc chưa biết phương pháp Trường sinh Ohsawa thì những điều ông nói trên quả thật là không tưởng và nếu có thì chỉ có trong thần thoại hay hài kịch trên sân khấu khi diễn viên uống một thứ thuốc tiên! Chúng tôi đã nói thế thì có nghĩa điều ước mong của ông không còn là một “viễn tưởng” nữa đối với một phép ăn kiêng cổ mà hiện đại này. Ông hãy đọc sách và đi thực tế gặp những người đã dùng vài ba năm phương pháp ấy, hẵng biết rõ hơn. Tôi có thể nói ngay nơi đây là họ trẻ hơn cái tuổi mà họ mang trên giấy chứng minh nhân dân nhiều. Đặc biệt là họ rât khỏe mạnh không thua gì những người sống trên Tây Tạng” xa xăm nơi vùng đất quê vắng bóng “thị thành”! Xin trích một “chyện lạ đó đây” liên quan:
“.. Làng Tungchu (Tây Tạng) không giống bất cứ nơi đâu trên trái đất. Nhiều người trông rất già, nhưng tôi (BS Steven Curtis) không tin nổi ở tai mình khi nghe họ nói họ đã 120, 130 tuổi! Họ cũng có những vết nhăn trên da và cũng rụng răng, nhưng cơ thể họ hoàn toàn khỏe mạnh, rất mạnh. Hầu hết những người già đó đều đi xe đạp mỗi ngày và tôi được biết họ vẫn sinh hoạt tình dục bình thường… (Theo “kiến thực ngày nay” số 80 ngày 15/03/1992)
Từ những con người bệnh hoạn đủ chứng nay bệnh gì cũng sạch thì việc sống thọ không phải là cái gì cũng sạch thì việc sống thọ không phải là cái gì khó hiểu. Chúng ta nên biết chính cái bệnh nó mới làm cho con người già đi và già trước tuổi, mau thành cụ trong khi biết bao nhiêu ngươi cao tuổi mà khỏe thì họ không thấy mình già. Đôi khi quá vui trong giao tiếp, cứ tưởng còn mãi là “thanh niên” như ngày nảo ngày nào, nên bị người khác phái phang một câu “già dịch” không biết chừng!
Thành thử những người muốn sống chỉ vài ba năm để ngắm cho đã cái sự đời thì đối với Ohsawa chỉ là “chuyện nhỏ”. Hy vọng có thể bất ngờ là biết đâu “gấp 5, gấp 10 lần đấy. Nói là nói thế thôi, chứ nhiều khi xong công việc “riêng tư” thì người ta vẫn có thể ra đi bất cứ lúc nào mà lòng vẫn cứ vui. Đó mới là sống thọ, một điều quang trọng mà nhiều khi ta nhầm lẫn! Tôi còn nghe nói có người mê World Cup hay cưu mang một công việc nào đó cần vài ba năm mới xong mà trong mình đang mang một trọng bệnh nên rất muộn phiền. Họ không sợ chết mà sự mất một cuộc “vui”, sợ không sòng phẳng một mối nợ, nhưng nào có thỏa được ước nguyện. Theo Ohsawa, phương pháp trường sinh sẽ cho con người thành tựu mọi mộng mơ, dầu có là “vớ va vớ vẩn”! Thành thử tiếc thay cho những ai còn xa lạ đối với phương pháp kỳ diệu tràn đầy tính nhân văn này!
Tiện đây, tôi xin chia xẻ một chút hiểu biết về vấn đề có người coi như “ngông” khi muốn thời gian mình đang sống co lại hay đứng dừng để nhìn sự việc ở đời cho rõ hơn, cho kỹ hơn, cũng như ta đang xem một đĩa cd mà muốn cho hình dừng ngừng thì ta bán nút vậy là xong có được không? Điều này dường như không tưởng nhưng làm được đấy nhé!
Quí vị nào thường xem kinh phật chắc biết những vị Bồ tát đắc địa có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian. Còn Ohsawa thì như đã nói:
Những kẻ chỉ có cặp mắt thông thường chẳng thấy gì cả. Nhưng kẻ nào chỉ ngó với con mắt thứ ba lại thấy một cuốn phim vui thú tuyệt vời quay trong vòng không đầy 3 đến 5 giờ đồng hồ nhưng lại lâu đến 5 năm, 10 năm, 50 năm và hàng tỉ tỉ năm…
Còn theo kinh nghiệm của chúng tôi thì: như mọi người đều biết, thời gian qua mau như bóng câu qua cửa sổ, thế mới nó mau thế nào, mới “thoáng thấy” đã “qua vèo”. Thế mà có khi nó qua chầm chậm, đôi khi rất chậm. Còn chuyện “đứng dừng” khoan đã, “hãy đợi đấy”, tính sau. Thời gian cảm nhận của người dời khi dài khi ngắn tùy hoàn cảnh môi trường, chớ không phải theo cái đồng hồ hay tờ lịch. Trong đời, đôi khi có một ai đó thốt lên: “Trăm năm thì ngắn, một ngày dài nghê” hay “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Cài dài này xuất hiện khi ta sống trong “đợi chờ”, trong “đau khổ, trong “mất tự do”, điều này chắc nhiều người cảm nhận. Đấy là một sự kiện có tính khách quan, nghĩa là chủ thể không muốn mà phải “lãnh đủ”. Còn một điều nữa có tính chủ quan, chủ động là khi ta “tuyệt thực”, hay “ăn triệt để” phương thức số 7 để hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh hay vì một lý do nào khác! Bấy giờ chúng ta thấy thời gian trôi qua rất chậm và trong lòng hay dấy lên “nỗi niềm” chừng nào “ăn ra ăn ra” (nghĩa tức là chừng nào mình được ăn uống thoải mái hơn phương thức số 7)! Nếu một ai đó muốn kêu giọi thời gian, thời gian ơi hãy dừng lại hay có đi thì đi chầm chậm cho ta “theo kịp với” thì hãy thử một phen xem sao!
“Chúng ta tham thực, chúng ta luôn luôn ăn quá nhiều. Đó là tại sao nhịn ăn (ăn và uống đơn sơ) là cánh cửa độc nhất mở ra cho tất cả, nhờ nó chúng ta có thể thấy mở ra cho tất cả, nhờ nó chúng ta có thể thấy và hưởng lấy toàn cảnh lộng lẫy của thế giới đức tin… Bệnh hoạn nào cũng do ăn quá nhiều mà ra. Tôi chưa từng gặp một người nào luôn luôn đói mà ngã ra bệnh… Khi nhịn ăn, người ta làm giàu sinh lực máu, còn khi ăn, sinh lực ấy hạ thấp, thiệt là mâu thuẫn, thiện hạ không biết điều đó (Tư Tưởng Ohsawa).
>> Bớt ăn để sống lâu hơn