Thuyết ăn cơm gạo lứt muối mè áp dụng cho người lớn thì coi như được đi chứ người cao tuổi và trẻ em sợ không kham nổi?
Không nhất thiết là thanh niên mới ăn cơm gạo lứt muối mè con người cao tuổi và trẻ em thì không. Theo tôi biết thì ai cũng đều sợ bệnh. Nếu không có cách nào để chữa trị thì ăn cơm lứt không phải ai cũng chối từ.
Má tôi tuổi đã hơn 84 cũng ráng ăn cơm lứt muối mè vì nếu không thì bón cả chục ngày chịu sao nổi! Không răng thì nấu cơm nhão mà ăn hay nếu cơm khô thì mang răng giả mà nhai, vẫn thấy hay như thường. Hơn nữa ăn dặm thêm tý rau, tý cá thì đâu có khó khăn gì! Còn con trai tôi khoảng 10 tuổi, kể từ khi khuyên nhủ và dụ dỗ ăn cơm gạo lứt thay thế cơm trắng là ít đau bệnh, không còn cảnh cứ nửa tháng hay vài tuần là đi bệnh viện hay bác sỹ tư. Hễ khi phát hiện có ho hen hay cảm sốt sơ thì cho uống vài dạo nước gạo lứt rang là khỏi, không cần vội đi bác sỹ. Đó là nói về người thân, chứ riêng tôi bị bệnh thì cũng có chứ, vì đâu có ăn uống thật chặt chẽ như hồi còn bệnh, nhưng hễ có bệnh là tôi bình tĩnh, rà soát tìm hiểu nguyên nhân do ăn gì vào các ngày đã qua, rồi sau khi nhận định rõ là tôi tự chữa và luôn luôn là thành công! Mấy chục năm qua tôi không còn dùng thuốc mua ở tiệm thuốc tây và tôi tin rằng mình sẽ không bao giờ dùng các thứ ấy dù phải đứng trước vô lượng bệnh hiểm nghèo của thời đại đang giăng khắp nơi chăng nữa.
Nhân tiện, nơi đây tôi xin có đôi lời với các bậc tuổi cao.
Quý vị cao tuổi thường mắc bệnh vặt và nếu mắc bệnh mãn tính thì rất khó chữa và rất khổ đau. Gặp con cháu có hiếu, có để thì còn đỡ chứ nếu gặp hạng phụ ơn nghĩa sinh thành mà hằng ngày chúng ta thường đọc trên mặt báo hay thấy nhãn tiền chung quanh mình, thì tủi thân, tủi thận biết bao! Quý vị hãy ăn theo phương pháp Ohsawa đi. Lấy cơm gạo lứt làm chính, quý vị cứ ăn đồ ăn phụ thông thường như bấy lâu mình thích đi. Có điều, nên để ý món nào quý vị ăn vào thấy khó chịu thì bỏ, lần sau không ăn và món nào mình thấy dễ chịu, khỏe khắn thì có thể ăn thường xuyên hơn. Đó là quý vị ăn uống tương đối đúng đấy. Nếu đôi lúc không được như ý thì tỷ lệ cơm lứt nên nhiều hơn đồ ăn, thức uống phụ, rồi bệnh sẽ thuyên giảm nhiều hơn và tâm trí sẽ minh mẫn theo tỷ lệ ấy đấy! Thế đỡ phải lụy con cháu lúc về già sa cơ thất thế!
Còn trẻ em thì chúng tôi thiết nghĩ, nếu Bộ Giáo dục và Đạo tạo để ý vế đề sức khỏe của chúng ở nhà trẻ và bán tú thì nên thay đổi chế độ ăn cơm trắng bằng cơm gạo lứt, (điều này chắc khoa dinh dưỡng Tây y không phản đối vì trên thông tin đại chúng, những nhà khoa học đề cho rằng gạo lứt tốt hơn gạo trắng tinh rất nhiều), đồ ăn thì tạm dùng như lâu nay, bỏ hẳn bột ngọt và phụ gia nhân tạo, còn nấu nướng cho đúng phương pháp thực dưỡng về lâu dài tính sau. Có điều, cơm gạo lứt nấu cho khéo, cho thật mềm thì phụ huynh chắc không ai phản đối, nhất là sẽ thấy con em mình khỏe mạnh, bớt nhiều chứng bệnh vặt vãnh thông thường hơn, rồi bệnh béo phì, bệnh cận thị, bệnh chậm phát triển…nếu ăn uống kỹ lưỡng đúng bài bản một chút ở nhà nữa, chúng sẽ không còn chỗ đứng. Chứ nếu không, thì đó là những đại nạn chốn học đường.
Lúc đón con ở một trường trung học cơ sở, chúng tôi để ý đếm thấy khi ra về thì cứ 3 học sinh thì có 1 em mang kính cận thị đấy! Vậy trong khi chờ đợi áp dụng được đại trà, nhà trường có thể nên áp dụng phương pháp tiết thực Ohsawa riêng cho một số em chậm phát triển, cận thị và nhất là béo phì…thì kết quả có thể khả quan hơn cách dinh dưỡng theo lề lối khoa học, dồi dào khả năng sinh tố bấy lâu nay mà chả có chút cải thiện nào!