Phương pháp thực dưỡng phòng bệnh

Phương pháp thực dưỡng phòng bệnh – Trước những thực phẩm nhiễm nhiều chất độc hại như thuốc tăng trọng, thuốc trừ sâu… nhiều người tìm đến với cách ăn thực dưỡng: là phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống và cũng vì thế mà thị trường này ngày càng sôi động.

Phương pháp thực dưỡng phòng bệnh – Nhiều NTD tìm đến thức ăn thực dưỡng

Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm rất đáng báo động khi người sản xuất vì lợi nhuận kinh tế đã sử dụng các chất tăng trọng, hóa chất kích thích, thuốc trừ sâu lên vật nuôi, cây trồng. Và người tiêu dùng (NTD) đã lĩnh đủ những chất này khi sử dụng những thực phẩm này qua con đường ăn uống. Chính những chất độc hại trong thực phẩm đã gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có căn bệnh ung thư đang khá phổ biến hiện nay.

Chị Hoàng Hoa, nhà ở Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội thấy trong người mệt mỏi, đầu hay váng vất. Bạn chị gợi ý chị nên dùng gạo lứt ở một cửa hàng bán đồ thực dưỡng trên đường Đại Mỗ (61 đường Đại Mỗ – Gạo Lứt Bà Loan). Đến nơi tìm hiểu, chị mới biết đến một thị trường thức ăn thực dưỡng sôi động.

Theo chân chị Hoa đến tìm hiểu các loại thức ăn này tại nhà thực dưỡng ở số 61 đường Đại Mỗ có tên là Thực Dưỡng Bà Loan (Gạo Lứt Bà Loan), VTC News tận mắt thấy nhiều khách hàng đến tìm mua sản phẩm tại đây, dù ngôi nhà này nằm tận trong ngõ ngách.

Cụ Hoàng, năm nay đã ngoài 70 tuổi, vóc dáng nhỏ, người mảnh dẻ nhưng cụ vẫn đạp xe đến đây mua thực phẩm thực dưỡng. Cụ cho biết: Tôi dùng gạo lứt và muối vừng đã 14 năm nay, ngày nào tôi cũng ăn thay cơm. Từ ngày ăn gạo lứt, muối vừng tôi không còn thấy đau dạ dày và đại tràng nữa.

Cơm gạo lứt muối mè rong biển

Cơm gạo lứt muối mè rong biển


Còn khách hàng tên Huyền, nhà ở Tôn Đức Thắng kể: “Mẹ tôi bị ung thư trực tràng ở giai đoạn cuối, tôi không nỡ để mẹ xuất viện mà không dùng cái gì, nên tự lọ mọ tìm. Tôi thấy thực dưỡng hay liền áp dụng cho mẹ và cả 2 bố con cũng ăn cùng để cổ vũ mẹ. Khi ra viện, bác sĩ nói mẹ tôi sẽ không qua được 6 tháng. Sau khi tiếp cận phương pháp thực dưỡng mẹ tôi đã nhịn ăn 2 đợt, đợt 7 ngày và 5 ngày sau đó ăn gạo lứt muối vừng. Tuy mẹ tôi không qua được nhưng cũng đã kéo dài sự sống thêm 1 năm sau”.
 

Chị Huyền chia sẻ: Vì ứng dụng cho mẹ nên tôi được chứng kiến từ đầu đến cuối, và thấy bị thuyết phục, sau khi mẹ mất, tôi và bố tôi theo, không phải ai nói cũng tin nhưng tôi đã kiểm chứng trên cơ thể mình. Trước tôi hay bị cảm, viêm họng, hay mệt mỏi, đau nhức vai tôi nghĩ không biết có phải do ngồi nhiều. Nhưng giờ thì không bị viêm họng, và đi ô tô thì không còn say nữa.

Theo kinh nghiệm của chị Huyền thì để áp dung phương pháp ăn thực dưỡng, cần đọc sách hướng dẫn và làm theo. Theo chị Huyền thì, ăn gạo lứt khá khó và thỉnh thoảng đi công tác chị vẫn ăn cơm trắng vì là tôi ăn dưỡng sinh không phải để hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài ra, 1 tháng chị ăn thịt 2 lần/tháng, ăn thêm rau củ quả sạch vì thấy không thèm thịt và không thấy mệt mỏi. Chìa hộp cơm mang theo khi đi làm, chị nói: “Bữa trưa của tôi là gạo lứt, muối vừng cất trong hộp này này”.

Còn bà Tạ Thị Lý, 73 tuổi quê ở Thanh Oai, Hà Nội cho biết: Trước tôi là con người bạc nhược, gặp ai cũng sợ, run lên bần bật. Tôi yếu và bệnh tật từ thuở nhỏ cho đến lúc đi làm. Khi tôi về hưu thì bị bệnh thoái hóa cột sống, bệnh đường ruột, có u… Sau đó tôi biết được phương pháp thực dưỡng và tôi nhịn ăn, ăn cháo lứt. Tôi đọc sách, tôi hiểu và ăn uống theo chế độ này (thực dưỡng – pv), kết hợp với ngồi thiền, nên giờ tôi đọc sách thông thuộc hết, ngày đi bộ 30 – 40 km”.

Giá cả bình dân

“Thực dưỡng” (Macrobiotics) là “phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống”. Phương pháp này được khám phá bởi giáo sư người Nhật có tên Sakurazawa Nyoichi (George Ohsawa).

 

Ai nên dùng phương pháp thực dưỡng phòng bệnh?
Rong biển rắc cơm, muối vừng, rau chùm ngây là thức ăn thực dưỡng cơ bản được sử dụng.


Theo sách về thực dưỡng thì thực dưỡng phát triển mạnh ở Nhật Bản sau ngày Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki… Năm 1982, một số tờ báo có uy tín trên thế giới như tờ Paris Match ở Pháp, tờ Life ở Mỹ, tờ Atarashiki Sekaia ở Nhật đồng loạt đăng tải về trường hợp bác sĩ Anthony Sattilaro, giám đốc Bệnh viện Methodist, bang Philadelphia (Mỹ) đã hỗ trợ điều trị bệnh ung thư xương bằng cách ăn gạo lứt và muối vừng. Và phương pháp Oshawa trở nên phổ biến, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là một phương pháp phòng và hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh.

Ăn đồ thực dưỡng bao gồm các nguyên tắc cơ bản, xuất phát từ quy luật âm dương cùng lối vui sống tự nhiên. Nhưng thực dưỡng không chỉ gói gọn trong các thực phẩm ngũ cốc, mặc dù nó là cơ bản, mà nó còn mở rộng ra khắp trong cuộc sống hàng ngày.

Theo bà Ngọc Trâm, người ăn theo chế độ thực dưỡng thì: “Để mạnh khỏe, nguyên tắc phải ăn thực phẩm không hóa chất, ăn thức ăn theo tỉ lệ hàm răng, thức ăn quân bình về năng lượng, muốn khỏe phải kiện tì bằng cách ăn ngũ cốc sạch”.

Ai nên dùng phương pháp thực dưỡng phòng bệnh?
Sách và thực phẩm của người ăn theo phương pháp thực dưỡng.


Bà Trâm cho biết: “Đầu tiên, phải tập thói quen là nhai kỹ, nhất là ngũ cốc để 3 tuyến nước bọt từ lưỡi, hàm và mang tai hoạt động tốt, nếu nuốt vội thì tuyết nước bọt ở mang tai không hoạt động. Thịt cá là hương hoa, tương cà là gia giảm, vì hiện nay vì mục đích kinh tế nên dùng hóa chất nuôi dưỡng vì vậy NTD cần tìm nguồn thực phẩm sạch để ăn, chứ không chỉ ăn chay là đủ. Nếu là người thông minh thì không dại gì đưa thức ăn hại vào cơ thể”.

Cũng theo bà Trâm, thực dưỡng có gạo lứt muối mè là thức ăn căn bản, chế độ lành mạnh thì buổi sáng ăn nhẹ phở lứt, bún, mỳ lứt. Trong thực đơn hàng ngày, ngũ cốc chiếm tỉ lệ 50% – 60% còn lại là rau củ, các loại hạt đậu và có thể ăn cá, ăn cá nhỏ, cả xương.

NTD ăn theo chế độ này có thể tìm mua sản phẩm ở các nhà thực dưỡng hoặc tự mua về làm. Theo bà Lý thì ăn thực dưỡng là rẻ, nhưng khách hàng tên Hoa lại cho rằng mua sản phẩm thực dưỡng đã được chế biến sẵn thì giá cả cũng không phải như bà Lý nói. Nhưng chị Hoa vẫn mua vì chị nghĩ, với giá cả đó mà là đồ sạch, tốt cho sức khỏe thì chị sẵn sàng bỏ tiền ra mua để dùng.

Bà Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Ăn gạo lứt muối vừng tốt vì gạo lứt còn lớp cám với nhiều chất xơ hòa tan, vitamin, khoáng chất, chất chống ô xy hóa. Chất xơ giúp đào thải cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tốt cho người bị đái tháo đường. Ăn muối vừng có đạm, giàu chất béo. Nhưng nếu ăn kéo dài thì vẫn thiếu đạm nên cần ăn thêm thịt, cá, trứng, uống sữa. Thịt cá nên ăn ở mức độ vừa phải, ăn khoảng 30gram thịt, uống 1 cốc sữa/ngày hoặc ăn thêm 50gr cá hay thay bằng đậu phụ, Ăn gạo lứt thay cơm thường thì tốt, nhưng nếu ăn hoàn toàn gạo lứt kéo dài sẽ thiếu sắt (trong thịt bò), kẽm (trong thịt gà). NTD vẫn phải ăn thêm rau xanh, quả chín. Nếu ăn rong biển sẽ có chủ yếu là xơ, vitamin và khoáng chất. Với người hay mệt mỏi tùy lý do, nếu với người béo phì gây mệt mỏi mà ăn chế độ gạo lứt, muối vừng thì hợp lý vì sẽ giảm cân, hoặc người đái tháo đường thì giúp hấp thu đường máu từ từ, cải thiện đái tháo đường. Người bị mỡ máu cao thì giảm mỡ, giảm cholesterol trong máu nên cải thiện sức khỏe. 

Theo vtc

Bài viết liên quan