Phương pháp Ohsawa quyết định tính cách? Theo nhận xét của tôi thì phương pháp Ohsawa rất tốt trong việc hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh thân xác con người, chớ về tinh thần thì chưa chắc vì tôi thấy có kẻ mang tiếng là ăn cơm gạo lứt nhưng tánh tình không tốt lành gì, ý tôi muốn nói là họ mưu đồ lợi dụng xấu xa. Ông có đồng ý với tôi không nào?
Không phải trong giới Ohsawa mà trong tôn giáo nào chẳng có những con người như thế. Ngay thời Phật mà đã có Đề bà đạt đa, thời Chúa có Juda. Thế mới là Âm Dương. Tiên sinh từng nói không có gì tuyệt đối trong thế gian ngày ngoài luật biến dịch của Âm-Dương. Tuy nhiên, những người mà ông đề cập đó, tôi nghĩ rằng ngoài miệng họ nói họ ăn theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa, chứ thực ra một là họ không ăn như vậy (nói ra để tỏ cho mọi người biết ta đây cũng là người biết chuyện), hai là họ ăn không đúng phương pháp, nghĩa là phương pháp Trường sinh không tác động mạnh vào tinh thần của họ. Tiên sinh tin rằng, sinh vật học quyết định sinh lý học và tôi cũng hoàn toàn tin như vậy. Vì sao? Một ví dụ đơn sơ nói ra đây cho dễ hiểu là chúng ta thường thấy nhiều người bình thường ít ăn, ít nói nhưng khi qua một bữa nhậu ê hề thì bỗng nhiên họ trở thành một con người khác hẳn, ăn nói ồn ào, có khi vô cùng khiếm nhã. Phương pháp Ohsawa làm cho cơ thể con người quân bình thì tinh thần con người trước sau gì cũng dẽ được ổn định. Mà một khi ổn định thic chắc chắn tinh thần sẽ minh mẫn hơn khi bị xao động. Trong đạo Phật có nói Định phát Huệ là thế. Có điều sự tiến bộ nếu muốn thấy rõ thì phải trải qua một thời gian lâu lâu một chút chứ đâu có lẽ nay ăn, mai sáng trí; tuần này ăn như vậy, tuần sau học giỏi liền. Herman Aihara có nói, sự tiến bộ về mặt tinh thần của người ăn theo phương pháp thực dưỡng đi theo đồ thị bậc thang nghĩa là trong một thời gian dài ta không thấy mình có gì tiến bộ, nhưng vào một thời điểm nào đó, kiểm soát lại bản thân, đột nhiên cảm thấy mình có tiến bộ nhiều mà chẳng để ý.
Nói thêm về vấn đề này một chút là mặc dầu chúng ta có ăn uống đúng đi nữa, nhưng rất có thể về mặt tinh thần quả là có ít tiến bộ hay không tiến bộ hoặc thụt lùi cũng nên. Vì sao? Điều này ta cũng có thể thấy ở nhiều người trong các tôn giáo và theo tôi nghĩ có lẽ là do trong tâm họ còn quá dính mắc một cái gì khó gỡ hay một thành kiến, một cố chấp nào đó hoặc là chỗ nhắm hướng không tốt lành và muốn cho có lợi ích thật sự, cần phải trải một thời gian rất dài chớ không phải vài tháng, vài năm. Trong một tác phẩm theienf nổi tiếng “Vô môn quan”, thiền sư Vô môn có câu kệ:
Liễu thân hà tự liễu tâm hưu
Liễu đắc tâm hề thân bất sầu
Nhược dã tâm thân câu liễu liễu
Thần tiên hà tất cánh phong hầu
(Liễu :Rành rẽ, xong việc; hà: sao bằng; hưu: ngừng nghỉ; hà tất cánh: Cần gì phải…N.D).
Như vậy là ngài Vô Môn trọng cả hai, tâm và thân nhưng tâm có bề lấn lướt hơn. Và nếu quyết đi vào con đường Ohsawa để vỡ vạc ra chân lý thì ngoài việc rất chú trọng về mặt sinh vật học, chngs ta không nên lơ là quá đáng về mặt tâm lý học để con đường mình đang tiến bước mau rút ngắn lại và hi vọng thành tựu tốt đẹp chỉ trong một kiếp người.