Ô mai muối lâu năm ban đầu chỉ là một loại trái chua – Quả mơ được thu hoạch vào lúc chua nhất của nó trong thời gian cuối mùa hè. Theo truyền thống Nhật, quả mơ được phơi khô trên mái nhà trong vài tuần. Trong thời kỳ này, quả mơ khô vào ban ngày và hút hơi sương khi màn đêm buông xuống. Sau những chu kỳ phơi khô và hyđrat hoá liên tiếp, mận được thu gom lại và cho vào thùng gỗ với những lớp xen kẽ thay nhau giữa muối, mơ và lá tía tô.
a. Chữa đau họng hoặc ho lâu bị mất tiếng (Hải Thượng Lãn Ông): Mơ chín vàng 100 quả, nước quả chanh 1 chén, cam thảo 1 lạng. Tất cả nấu nhừ, bỏ bã rồi cô thành cao mà ngậm.
b. Chữa ho lâu năm: Mơ muối, Thiên môn, Mạch môn, Bách bộ, Tang bạch bì. Các dược liệu phơi khô, trừ mơ muối, tán nhỏ, luyện với mật ong và nước gừng, làm viên bằng hạt nhãn, mỗi lần dùng một viên và nuốt dần.
c. Chữa ho lâu ngày, khản tiếng, viêm phế quản, viêm họng: Ô mai 8g, lá Tre 8g, Tô mộc 8g, Cam thảo dây 5g, lá Chanh 4g, Gừng sống 2g, nước sắc 500ml. Sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
d. Chữa kiết lỵ khát nước: Ô mai 2-3 quả, thêm nước vào đun sôi, giữ sôi 15 phút. Dùng uống thay nước trong ngày.
e. Chữa giun chui ra mồm, mũi: Ô mai 2 quả, thêm 300ml nước, đun sôi, giữ sôi 15 phút, thêm đường vừa đủ ngọt, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
f. Chữa băng huyết: Ô mai 7 quả, thiêu tồn tính, tán nhỏ, chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng nước cơm để chiêu thuốc.
Cách làm ô mai mơ muối lâu năm:
Trái mơ khi chưa chín vàng, rửa sạch, cho lớp mơ lớp muối cho dày, sáng hôm sau bốc ra phơi nắng, nước ra rồi lại dọng vô nước muối trở lại, rồi sáng hôm sau đem ra phơi tiếp, phơi khoảng 9- 10 ngày như vậy, sau đó mới phơi không trái mơ để cho ráo nước và teo lại, lúc đó mới bắt đầu ủ lại lớp mơ lớp muối, muốn cho trái mơ có màu đẹp thì sau 1 tháng rưỡi bỏ thêm nước cốt của lá tía tô (theo cân lượng 10 kg mơ thì 1/2 kg lá tía tô), mơ ra nước rất tuyệt vời, nước đó có rất nhiều tác dụng, nước mơ dùng để nấu canh chua rất ngon mà không hại cho sức khoẻ mà không cần nêm thêm bất kỳ gia vị nào vào, món canh chua này dành cho những vị ăn theo dưỡng sinh thật sự mà thích ăn canh chua (xem thêm quyển Axit và Kiềm, ngài Ahara nói rất nhiều về tác dụng của trái Mơ): một trong những tác dụng dễ sử dụng và hiệu quả nhất là khi bị say xe lấy trái mơ lâu năm dán ở rốn và ngậm 1 trái vô miệng lên xe đi không bao giờ ói, trung hoà axit trong thực phẩm để giải quyết các độc tố bằng cách nuốt cơm của vài trái mơ muối, nếu còn nghi ngờ thì sử dụng đến bột sắn dây luôn, theo phân tích khoa học thì Mơ có độ kiềm 7.3, tương đương với độ kiềm trong cơ thể mình là 7.4, một người bị biến loạn về kiềm có thể sử dụng trái mơ muối để trung hòa
Sau đó ô mai được để dành từ tám tháng đến ba năm. Trong thời gian này, vị mặn ngấm lẫn vị chua, thậm chí đến tận nhân hạt ô mai. Đập vỡ hạt ô mai lâu năm, ta nếm cũng cảm thấy vị mặn và chua.
Quá trình làm ô mai là quá trình làm dương hoá quả mơ muối. Mơ là một loại trái cây rất chua (cực âm) được phối hợp với muối biển, là vị cực dương. Vì thế hai vị ở hai thái cực hấp dẫn lẫn nhau. Sự kết hợp hai vị này đã đem lại kết quả quân bình kỳ diệu.
Mà kết quả đúng là kỳ diệu thật. Nếu bạn bị ốm, hãy ăn một trái ômai. Dù cơ thể bị thiếu âm hay thiếu dương, ô mai sẽ nhanh chóng trung hoà cơ thể bạn. Nếu cơ thể bạn quá nhiều axít, ômai sẽ nhanh chóng lập lại độ cân bằng pH. Nếu bạn bị cảm, sốt, hay cúm, ômai có thể giúp bạn bình phục trong một thời gian ngắn. Mỗi ngày một quả ômai có thể giúp gia đình bạn phòng ngừa ốm đau, và có thể phục hồi sức khoẻ khi bị ốm trong thời gian ngắn
Theo phương pháp truyền thống, khi ta bị các bệnh về máu, cảm cúm, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hoá, thì người ta trộn ô mai với sắn dây, bột gừng và một ít tương.
Bột sắn dây là loại bột trắng như phấn, thu hoạch từ cây sắn dây leo, được trồng ở những vùng đồi núi hoang. Rễ cây sắn dây được thu hoạch vào cuối đông, khi chất lượng bột cao nhất. Sau đó, rễ sắn dây được xát thành bột. Sau khi lọc những mảnh xơ và làm cho cạn khô, lớp bột lắng lại được xắn thành các khoanh không đều nhau, rồi được hoà tan vào nước lạnh. Khi đun sôi, ta có bột sắn dây quánh lại mờ đục, đun tiếp bột trở nên đặc dần và trong mờ. Bột sắn đun chín có thể chữa đau bụng và loét dạ dày viêm ruột kết, kể cả bệnh kinh niên. Hỗn hợp bột sắn dây – ô mai – gừng – tương chữa các bệnh nhiễm khuẩn và virut, nó giúp phòng chống bệnh rối loạn đường ruột, dạ dày và nhiễm trùng máu. Vì những rối loạn có thể dẫn đến thối ruột hay phá hoại phát sinh bệnh ở các cơ quan vi mô, giá trị của ô mai và hỗn hợp bột sắn – ô mai – gừng – tương không thể thiếu. ảnh hởng của chúng trong việc giúp đỡ cơ thể khắc phục sự rối loạn từng đợt làm cho những loại bệnh này là một phần quan trọng của chơng trình tự chăm sóc bảo vệ sức khoẻ.
Trái ô mai mơ muối lâu năm chỉ có vị chua và mặn, không có vị mặn, ngọt như các loại xí muội thông thường mua ở chợ. Nên tìm mua ở các trung tâm chuyên bán thực phẩm dưỡng sinh (Cửa Hàng Thực Dưỡng Bà Loan – Đại chỉ số 61 Ngọc Đại – Đại Mỗ – Nam Từ Liêm – Hà Nội)