Muối trong thực dưỡng Ohsawa – Trên báo trí gần đây ở các mục thuộc vấn đề sức khỏe, các nhà dinh dưỡng học hay các hiệp hội y tế nước ngoài và trong nước thường khuyên “Ăn ít muối thì mạch máu thông”.
Họ bảo, nếu hạn chế muối trong chế độ ăn uống hằng ngày thì không những làm hạ huyết áp mà còn giúp cho mạch máu hoạt động tốt, nhờ đó mà nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quị được giảm thiểu, thế thì tại sao trong phương pháp thực dưỡng các ông khuyên dùng muối mè thỉ lệ muối cao?
Đáp: Trong tây y hay trong các ngành y nào khác, nhờ kinh nghiệm mà người ta khuyên như thế. Ngay trong đông y hay trong kinh nghiệm đân gian, nhiều người chắc cũng biết có những chất, những món kỵ nhau không nên dùng chung được. Trong phương pháp Ohsawa cũng vậy, nhờ lý luận và thực nghiệm, Ohsawa thấy rằng, muối là một chất rất dương và mè là một thứ hơi Âm làm bớt cái mặn của “hỗn” của muối. Nếu dùng trong thực hành phép ăn kiêng này thì muối mè có thể “đánh tan” chất chua Âm trong máu của người bệnh vốn nếu là Âm. Nhờ đó mà bệnh nhân mau hồi phục hơn là ăn ít muối.
Trong quyển sách “phục hồi sức khỏe theo phương pháp ohsawa”, chúng ta thấy phát biểu như sau: “Bệnh rất âm, nguyên nhân do ăn những thức ăn có nhiều Âm tính như Đường, Sinh tố C, trái cây, rau sống… (Chứng minh cho điều này ta thấy có người vốn mang bệnh về áp huyết mà vì chỉ uống có một lon “bò húc”, đâu có muối ở trong, mà huyết áp tăng lên đột ngột. Trên một tờ báo hằng ngày trước đây, tôi không nhớ tên và số, có đăng chuyện này). Theo Tây y, bệnh này rất khó chữa, cấm ăn muối vì sợ áp huyết lên cao và cho uống các thứ thuốc hạ huyết áp. Nhưng theo khinh nghiệm mấy trục năm, Ohsawa nhận thấy rằng, ăn uống đúng quân bình âm dương và uốn ít nước lại thì muối làm cho huyết áp cao hạ xuống và áp huyết thấp tăng lên đến độ quân bình. Ăn theo số 7 với càng nhiều muối mè càng tốt, trong vài tuần sẽ hỗ trợ phòng chống.”
Tuy sách nói vậy, nhưng người bệnh khi mắc phải một chứng nhạy cảm với muối, cẩn thận và dọ dẫm và lẽ dĩ nhiên khi sức khỏe tốt và bình thường trở lại thì chúng ta có thể bớt lượng muối mè ăn quá hằng ngày đi và chính người bệnh biết dùng nó đến một lượng nào chứ người ngoài khó mà biết hơn họ.
Trong tây y chúng ta thường được khuyên nào là hãy đọc kỹ hàm lượng muối trong các món ăn, không dùng quá 2,4g/ngày, nào là chú trọng đến các gia vị có muối như tương, mắm, xốt… Khuyên như vậy là rất rõ ràng, nhưng trong thực tế mấy ai để ý đến. Mà dẫu có để tâm đến chăng nữa thì rất dễ “mệt mỏi” rồi đôi khi “sinh bệnh” thêm. Cái bệnh quá “kỹ tính” khiến ta tù túng trong ẩm thực hằng ngày. Chúng tôi, trong pháp môn thực dưỡng mà mình chọn, tuy có vẻ “bó quần bó họng” đấy nhưng thực sự là tự do. Chúng tôi chọn là chọn lúc khởi đầu, chớ một khi đi htif tự cái thân dắt dẫn, vô cùng tự do, vô cùng thoải mái giống như một khi lên xe muốn đến nhà ai, biết rồi là tự nhiên hai cánh tay đưa đẩy giúp ta đến nhà người ấy ngay, khỏi phải chăm chăm chú chú, tìm đường tìm hẻm nào cho bận tâm bận trí.
Một khi tự do như thế, đó không có nghĩa là chúng tôi đi đúng đường luôn. Đôi lúc cũng lệch và sai lầm, nhưng cái sai lầm này sau đó không lâu, chúng tôi tự khắc biết. Cái nhạy cảm về Âm hay Dương, những người ăn uống theo môn thực dưỡng lâu ngày, ai cũng có kinh nghiệm. Và một khi “có võ có nghệ” trong mình, chúng tôi “hiên ngang tự do di giữa giòng đời phức tạp lẫn lộn kể dữ người hiền, nào có sợ gì những món “lưu manh”!