Dưỡng chất có trong gạo lứt là gì? Trong hạt gạo lứt có những chất gì mà có thể trị được nhiều bệnh, nhất là những bệnh “nan y”?
Phương pháp thực dưỡng không có nói trong hạt gạo lứt có chất nào đặc biệt hỗ trợ điều trị bệnh nan y. Còn quan niệm của Tây y là thiên về phân tích nên chuyên tìm một chất nào đó để đặc trị nhưng đặc hỗ trợ điều trị bệnh này không có nghĩa là đặc trị mọi bệnh khác.
Quan niệm của Đông phương là luận trên Âm Dương để trị liệu nên áp dụng được cho nhiều chứng mà thiên hạ cho là không có thuốc chữa. Trong hạt gạo lứt chả có chất gì kỳ bí cả, cũng là những chất cellulose, chất bột, chất đường, chất béo, chất khoáng, sinh tố…mà khoa học đã tìm ra lâu nay. Cái hay của hạt gạo lứt là cấu trúc giữa K/Na = 4,5 hơi Dương một chút, trong khi các loại như khoai tây tỷ lệ giữa chúng là 512, chuối 840…rất Âm (xem triết lý Y học Viễn Đông, G.O.)
Ăn cơm gạo lứt mà khỏe ra, mà trị được những bệnh ngặt nghèo là nhờ mình nạp vào cơ thể hai năng lượng quân bình Âm Dương. Nhưng ăn như thế rồi uống nước nhiều hay ăn thêm nhiều thực phẩm Âm như rau quả…(mà thực phẩm Âm thì có rất nhiều ở thị trường nếu người ta không biết biến chế) thì cán cân quân bình Âm Dương mất đi và công ăn cơm gạo lứt cũng thành ra công cốc.
Nói tóm lại, Ăn cơm gạo lứt không thôi thì quân bình vốn đủ, nhưng nếu muốn thêm một vài món nào đó thì chúng ta phải ăn uống sao cho đúng quân bình Âm Dương. Có điều ăn như thế thì khó liều lượng Âm Dương cho cân đối. Tạo hóa đã cho chúng ta một thực phẩm tương thích nhất là hạt gọa lứt, tự nó quân bình Âm Dương rồi, ngon dở là do khéo nấu và khéo ăn cùng không. Ta không nên chạy theo những cách phối hợp phức tạp thực phẩm phụ vì dẫu cho được sức khỏe, tức quân bình chăng nữa thì nó cũng làm cho tâm hồn con người sa vào thực dục, mất đi cái nét thanh tao đạm bạc và kỳ diệu của ngũ cốc, nền tảng của đời sống tinh thần hòa bình, cao thượng và vô hạn mà Đông phương phát kiến ra từ lâu nhưng phải đợi đến cuối thế kỷ 20, nhờ Ohsawa mới được kết tinh hoàn bị một cách khoa học về lý thuyết lẫn thực hành.