Cái chết êm ái – Xin ông cho tôi nêu lên một tin tức mang tính thời sự để chúng ta xem có cách nào giải quyết cho rốt ráo, cho trọn vẹn tình thương hơn: Báo Tuổi Trẻ ngày 30/11/2008 nêu lên cái tin Hàn Quốc cho phép “cái chết êm ái”:
Lần đầu tiên một trường hợp “cái chết êm ái” được tào án cho phép tại Hàn Quốc dưới sự dồng ý của người thân. Tòa án quận phía Tây Seoul hôm 28/11/2008 phán quyết một nữ bệnh nhân được quyền “ra đi” sau khi mọi nỗ lực cứ chữa đều vô hiệu
Báo Korean Times cho biết bà Kim Ok Kyung, 76 tuổi, đã sống tình trạng thực vật kể từ tháng hai năm nay và chỉ tồn tại nhờ sự trợ giúp cảu các thiết bị y tế. Các bác sĩ nói bà chỉ có thể kéo dài cuộc sống trong khoảng ba hoặc bốn tháng do đó, người nhà bệnh nhân đã làm đơn gởi lên tòa án xin được ngưng điều trị, gỡ ống thở và ống dẫn thức ăn.
“Bệnh nhân ở trong tình trạng không có cơ hội hồi phục và có thể cho rằng bà cũng muốn ngừng điều trị. Trong lúc này, việc tiếp tục cứu chữa đều vô nghĩa”. Báo Korean Times dẫn lời chánh án Kim Cheon Soo nói về quyết định trên. Song trong phán quyết, phiên tòa cũng cho biết không khuyến khích các trường hợp tương tự.
Một số nước hiện nay cho phép thực hiện cái chết êm ái cho các bệnh nhân sống tình trạng thực vật với sự đồng ý cua bệnh nhân (là Bỉ, Luxenbourg, Hà Lan, Thụy sĩ, Thái Lan và hai bang Oregon, Washington của Mỹ. (Không biết phóng viên Tr Phương có viết thiếu chữ thân nhân trước bệnh nhân không vì bệnh nhân đang sống tình trạng thực vật thì có biết gì nữa đâu mà đồng ý với không đồng ý, HVB) Tr Phương.
Đứng trên tinh thần y học trở về với thiên nhiên, theo Ohsawa, chúng ta phải giải quyết sao đây cho phù hợp với lương tâm sâu thẳm của con người?
Đáp: Trước đây chúng tôi đã từng đề cập đến vấn đề này trong tập 1. Vì cho ra đời một giải pháp chưa hợp thời mà một bác sĩ Mỹ đành mang tiếng “Bác sĩ tử thần” và ngồi tù 8 năm trời tại xứ Cờ Hoa. Trong trường hợp bài báo trên, người bệnh đã ở vào tình trạng thực vật, không đau đớn và không có ý thức để yêu cầu giải pháp nọ kia nữa. Rời vào tình trạng sống ấy, trách nhiệm bấy giời nằm trong tay thân nhân và cái chết êm ái có được pháp luật cho phép với sự đồng ý của họ không? Nhưng dẫu sao đi nữa, những người trong giới thực dưỡng Ohsawa, chúng ta vẫn thấy “bất nhẫn” làm sao ấy! Phải không quí vị?, hơn nữa, nếu người bệnh ấy là người mà thân nhân yêu quí nhất trần đời! Và có lẽ cũng chính vì vậy, vấn đề gỡ các ống truyền dịch để chấm dứt sự sống ngày nay vẫn chưa ngã ngũ và đang tranh cãi dữ dội ở Ý (Báo tuổi trẻ ngày 08/02/1009). Ngày 31/01, Giáo hoàng Benedict XVI còn nói với các giáo dân rằng: “cái chết êm ái là một giải pháp sai trái”. Còn sáng 3-2, một nhân vật cao cấp của tòa thánh xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Ý kêu gọi “hãy ngăn những kẻ sát nhân lại”.
Về nhận định của chúng tôi nếu có người gạn hỏi thì chúng tôi xin đưa ra ý nghĩa là quyết định của giáo hội có cái lý của nó. Vì sao? Vì người sống trong tình trạng thực vật đâu có bị đau đớn dày vò và biết đâu đến một thời điểm kỳ diệu nào đó, họ phục hồi sự sống lại thì sao? Trong thực tế đã có nhiều trường hợp như thế được thông tin đưa trên báo chí. Một trạng thái sống thực vật cũng là một cách sống giống như cỏ cây hoa lá. Nếu chúng ta không nở dày xéo cỏ non, hoa đẹp hay phá một giấc “ngủ đông” lâu đài của một loại thú nào đó thì con người ấy cũng giống vậy và còn hơn thế nữa? Huống chi khoa học ngày môt tiến bộ, biết đâu có một thứ thuốc kỳ diệu nào đó ra đời để đáp ứng chứng bệnh này. Chúng ta đã từng nghe ở Tây phương nhiều người giàu mắc chứng nan y chịu chết lâm sàng ở nhiệt độ cựu thấp để chờ đợi sự kỳ diệu của khoa học tương lai đó sao?
Theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa, chúng ta biết rằng Tiên sinh không cho rằng hai chữ nan y hiện hữu tự nhiên mà do y học ngụy tạo khi bất lực trong việc chạy chữa. Chúng ta vốn biết khi bất lực trong việc chạy chữa. Chúng ta vốn biết khi người ta ăn uống đúng quân bình âm dương thì nhất định sức khỏe được phục hồi không sớm thì muộn. Nhưng trong trường hợp trên, bệnh nhân không tự ăn tự uống được thì sao? Có gì đâu, theo chúng tôi nghĩ, họ không tự ăn uống được thì thân nhân “ăn uống đúng giùm”! ngày xưa, tuy nói như vậy chớ chừng vài chục năm trước thôi, chúng ta chắc thường thấy trẻ con được các bà mẹ quê nhai cơm đút mớm. Các em ăn cơm này rất khỏe mạnh, có đứa ú na ú nầm đấy. Các thầy thuốc ngày nay vì vấn đề vệ sinh tuyệt đối, hãy rửa súc sạch miệng và nhai cơm lứt cho hơi nhuyễn và mớm cho bệnh nhân như mẹ nhai cơm mớm cho trẻ. Để vệ sinh hơn, có thể nhai cơm này, với một lượng vừa đủ, nấu lên và chắt nước lỏng hay không tùy tình trạng bệnh nhân hấp thụ, Điều này chắc hẳn khoa học không cho ta thiếu vệ sinh và nếu họ cho đó là thiếu chất dinh dưỡng thì cần gì phải bàn cãi việc lấy ống dẫn tiết chất dinh dưỡng ra hỗ trợ phòng chống nhân đang sống đời thực vật! Chúng tôi hy vọng giải pháp này, đã có người thực hiện và đạt được kết quả khả quan, sẽ mang đến một tia sáng ở cuối đường hầm. Tôi tuy nghĩ như vậy nhưng ông Nguyễn Văn Trung một người thực hành lâu năm trong giới thực dưỡng Ohsawa, với kinh nghiệm chữa trị cho cha mình, bảo rằng chỉ cần cho bệnh nhân uống nước gạo lứt rang cũng rất tốt. Quí vị hãy chọn lựa và áp dụng lối nào thấy tốt và tiện cho mình thì được.
Nên nhớ trường hợp này phải kiên trì, đừng vội vội vàng vàng và làm lấy ựược lấy để. Hy vọng vẫn hơn là tuyệt vọng là điều chúng ta nên ghi nhớ! Chúng ta thử nghĩ trường hợp của Eluana Englaro (Báo tuổi trẻ ngày 5/2/09) đã sống đời thực vật đến 17 năm trời mà không le lói một tia hi vọng nào thì nếu với một thời gian không đến nỗi quá đáng như thế, với biện pháp đề nghị trên, chúng tôi tin tưởng tình trạng sẽ tốt hơn nhiều, rất nhiều và lương tâm con người nếu không bị cái chi che khuất sẽ không bao giờ bị cắn rứt ngay cả trong các giấc ngủ êm đềm!
Và phải chăng Cứu cánh biện minh cho phương tiện là câu mang một ý nghĩa nhân văn sống còn thật sâu sắc nơi đây.
Nhưng nếu người bệnh không rơi vào tình trạng thực vật thì sao? Điều này chúng tôi có đề nghị trong tậ 1 rồi nên không tiếp tục đề cập ở đây. Tủy nhiên có một trường hợp đặc biệt ta cần phải lên tiếng một chút là trên báo “Báo tuổi trẻ ngày 19/3/2007 có một tin ở Trung Quốc có một có gái đề nghị “quyền được chết”. Tin của TĐT (theo China Dayly):
Cô ấy tên Lý Dương đang sống ở khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (bắc Trung Quốc), bị ung thư thần kinh vận động, một loại bệnh quái ác được cho là “siêu ung thư”, từ khi mới lọt lòng. Mới 28 tuổi nhưng cô đã mất khả năng vận động toàn thân và không thể thực hiện bất cứ một chức năng cơ bản nào của cơ thể mà không có sự trợ giúp. Hiện cô chỉ có lúc lắc, gật được đầu và cử động được một số ngón tay. Cô nói: “Mẹ tôi đã phải chăm sóc tôi suốt 27 năm qua, bà cho tôi ăn, đưa tôi đi vệ sinh, giúp tôi xoay trỏ hàng trục lần mỗi đêm… Tôi tôi phải chết trước khi mẹ mình qua đời, bằng không tôi sẽ sống đời khổ sở khi song thân mất: dơ bẩn, khó chịu và bệnh tật. Việc nghĩ về cuộc sống và cái chết như thế thật không sao chịu nổi”. Lý Dương viết như thế trên blog của cô, nhan đề: Không nơi nào để đến”. Cô cho rằng: Người ta có quyền được sống, cũng như quyền được chết và thêm rằng cô quý trọng cuộc sống, nhưng không muốn sống. Cô đã gởi một lá thư điện tử đến quốc hội Trung Quốc đề nghị các nhà luật Trung Quốc đưa ra dự luật vê an tử.
(Theo “Tuổi trẻ” lất từ nguồn Wikipedia thì euthanasia – eu = tốt và thanatos = cái chết – trong tiếng Hi lạp có nghĩa chấm dứt cuộc sống của ai đó một cách ít đau đớn để giúp họ khỏi kéo dài cuộc sống trong những điều kiện không mong muốn. Thế giới hiện có thái độ rất khác nhau về luật này, phần lớn là chống an tử. Một số quốc gia hợp pháp hóa việc tự tử với sự trợ giúp của Bác Sĩ).
Cô Lý Dương nói bộ luật không chỉ giúp chấm dứt nỗi đau của cô, mà còn mở đường cho những ai đau khổ như cô hoặc nhiều hơn.
Tuy nhiên đến nay, các nhà làm luật Trung Quốc cho rằng thời điểm chưa chín muồi để đưa ra dự luật này. Họ e rằng luật có thể bị lạm dụng cho những mục đích khác và gây nhiều rối rắm. Nhưng Lý Dương vẫn hy vọng việc an tử chỉ còn là vấn đề thời gian. Cô quả quyết: “Cho đến khi máy tính tôi còn làm việc được và ngón tay tôi còn động đậy được, tôi sẽ tiếp tục (đấu trang cho Luật an tử). Nếu thất bại, tôi sẽ tự tử bằng các tuyệt thực, cách duy nhất tôi có thể chết”.
Đọc bài báo trên chắc quý độc giả thấy có một cái gì “kỳ kỳ” làm sao ấy, không “hợp lý” trong suy nghĩ của Lý Dương! Ấy là cô quyết trang đấu cho một sự kiện ngược ngạo: Thay vì tranh đấu cho sự sống, cô lại làm thế đối với cái chết, một việc nếu cô “muốn” và làm “một mình” ai cấu được cô? (Điều ấy cô cũng biết khi cô định tuyệt thực!) Việc làm của cô tôi thấy thừa thãi và có một cái gì bất ổn trong tâm thức. Cũng như người ta tranh đấu để có một đời sống sung túc giàu tiền giàu bạc chớ ai tranh đấu để Quốc hội cho được “nghèo”?
Khác với nhưng người bị bệnh bức bách ngặt nghèo, tức đau đớn khkoong làm sao chịu nổi mới cần “an tử” Với sự trợ giúp của bác sĩ, chớ cô, cô không đau đớn đến độ rên la, quằn quại, cô chỉ khổ thôi, cái khổ này trên thế gian biết bao nhiêu người chấp nhận và nhận ra trái của nó cũng có cái “hạnh phúc”. Một chuyện sau đây của một ông mù lái bò chứng tỏ những gì chúng tôi vừa nói: ” Đời chẳng may mù lòa, nếu có ngồi khóc cả kiếp cũng chẳng sáng mắt ra được, mà còn kiến số phận mình hẩm hiu hơn, thôi thì chấp nhận. Nếu ông trời lấy đi đôi mắt thì cho mình đôi tay chân… Ngày xưa, mắt sáng nhưng quá nghèo, giờ tuy mu nhưng có nhà cửa, có của ăn của để, vợ hiền con ngoan, như thế là mình được nhiều lắm rồi!” Minh Tâm (Báo “Tuổi trẻ” ngày 19/2/2009).
Khi con người đau đớn, phương pháp Ohsawa còn có thể cho họ “an sinh”, khởi cần phải xin “an tử”. Trường hợp của Lý Dương nếu người Trung Quốc biết lẽ kỳ diệu của phép thực dưỡng này, chắc hẳn tâm hồn cô “ổn định” hơn, “sáng suốt” hơn, được xã hội “thương mến” hơn, cuộc đời của cô hơn những người mù lào nhiều, nhiều lắm, nhất là bấy giờ song thân cô còn sống và hết lòng và chịu chăm sóc đứa con gái yêu quý dẫu phải tật nguyền! Họ sẽ đau khổ đến đâu, kho cô không có mặt trên đời cùng với mình? cô còn nghĩ quẩn, nhỡ cha mẹ chết trước thì cô sẽ ra sao? Cô quá lo xa, xã hội sẽ lo cho cô chớ ai, một xã hội văn minh sẽ làm được điều đó! Rồi, lúc bấy giờ cô sẽ thấy đúng hay không lời của Epictete: “tất cả mọi người đều được sung sướng, họ không được sung sướng chăng chỉ vì lỗi tại họ.” Và của Ohsawa:
“Sự sống vô cùng kỳ diệu
Đời sống vô cùng quý giá
Đời sống vô cùng lý thú
Được sống quả là một diễm phúc.”