Ăn cơm gạo lứt và nhậu nhẹt một hai bữa? Tôi thì chụi “Ăn cơm gạo lứt” nhưng cũng có khi vì bạn mà phải đi dự một hai cuộc nhậu. Nhân lúc rượu vào lời ra, các ông bạn nhậu của tôi phát biểu toáng lên:
Cuộc đời là huyễn mộng, kham khổ như mầy rồi cũng chết, nhậu nhẹt cho dã cái sự đời như tụi tao rồi cũng chết! Vậy tính sổ cuộc đời, ai lợi hơn ai? Tô chẳng cãi chày cãi cối làm chi cho mệt mất lòng nhau. Theo ông, tụi nó nói có lý không?
Đáp: các bạn ông nói đùa cho vui ấy thôi, chứ việc khôn việc dại trong đời đến các tuổi bốn, năm mươi như các ông ai mà không biết! Còn nếu cho là nói thật thì là họ nói (bướng) đấy thôi.
Điểm đầu tiên tôi muốn nói là sống thanh đạm như ông hiện nay ai dám bảo là ông không hạnh phúc? Nhờ đó mà ông không bôn ba lận đận kiếm cho được đồng tiền để tiêu pha vào những chỗ không cần thiết lắm. Không lệ thuộc đồng tiền thì được tự do và tự do không phải là một thứ hạnh phúc lớn lao sao? Thứ hai là cuộc sống thanh đạm bằng đường lối ăn uống theo thực dưỡng trường sinh, bảo đảm vô bệnh vô hoạn trong suốt đời người há không phải là một đại hạnh phúc tiếp theo? Tuổi còn trẻ có thể lướt qua nhiều chứng bệnh, nhưng khi tuổi đời chồng chất, ai dám chắc mình không hệ lụy gia đình, vợ chồng con cái. Sự than khổ chỉ chăm sóc mãi một bệnh nhân đẫu là người thân đến đâu mà không thể không dấy lên trong lòng của bất cứ ai kể cả người rất hiếu lễ. Vì thế chúng tôi thường khuyên những người cao tuổi hãy ăn uống theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa để tránh các nạn khổ mình khổ người. Điều thứ ba là thông thường những người tuổi càng cao thì đầu óc càng kém minh mẫn, đôi khi bị con cháu cho là lẫn, nhưng chúng tôi có thể nói rằng ai lẫn thì lẫn chứ đối với thầy tu hành rốt ráo thì sự việc này khó xảy ra và người ăn uống theo phái thực dưỡng mà triệt để, cũng giống như giới thầy tu ấy vậy.
Ăn uống nhậu nhẹt có vui, có “hạnh phúc” chăng là chỉ trong chốc lát thôi, chứ lâu mãi đâu nhưng cái lụy sau đó lại dài dài, đôi khi tiến đến chỗ bế tắc như nợ nần nhiều, không khả năng chi trả, bệnh hoạn ngặt nghèo không một nền y học nào có thể cứu chữa vài cái trí minh mẫn, phần giá trị nhất của một người linh hơn vạn vật, đễ bị mất mát.
Vậy thử hỏi cho dầu nói bướng: Chết rồi ai cũng như ai là đúng đi thì cuộc sống hiện tại giữa hai hạng người trên, ai thoải mái hơn, ai hạnh phúc hơn, ai hạnh phúc hơn, ai làm chủ con người của minh hơn, trẻ con đứa nào cũng biết! viết đến đây tôi bỗng nhớ trong một băng đĩa một ông thầy tu khá nổi tiếng nói đại ý rằng nếu không có đời sau thì ông không vào chùa thành tu sĩ làm chi mà là một kẻ sống bằng nghề chuyên đâm chém cũng xong! Tôi nghĩ vì muốn biết luận cái quả đời sau quá đi nên ông nói vội và nói “hớ”, chứ một người như ông, rất vui vẻ hiền hòa, thì dẫu có đời sau hay không thì hiện tại ông không thể hành một cái nghề đâm thuê chém mướn được.
Sống hiền lương trong hiện tại đã là một hạnh phúc chứ sống “ác ôn và phạm pháp” ắt là lãnh cái hậu quả bất hạnh nhãn tiền ngay bởi ngoài việc lương tâm – đẫu có “đui mù!” – Ngấm ngầm cắn rứt thì pháp luật của quốc gia xã hội còn đó, cái “còng trói buộc” cột tự do nằm ngoài kia thì rễ gì ngườ gây ra tội ác chạy thoát “nơi mô” để hưởng an lạc.