Phương pháp Ohsawa mang lại điều gì? Trong vấn đề tìm hiểu thực tế, đương nhiên là mình phải thực hành, nhưng chúng tôi tò mòn muốn biết phương pháp Ohsawa đã đem đến điều gì cụ thể nhất cho chính các ông mà các ông hết lòng truyền bá cho quảng đại quần chúng?
Phương pháp Ohsawa là một phép ăn kiêng tuy dễ hiểu về lý thuyết mà về phần thực hành không phải là không làm cho nhiều người phải thối lui. Và cũng có rất nhiều người không những không thối lui mà còn hăm hở tiến bước thì chắc chắn phương pháp ấy sẽ đem đến cho họ những lợi ích lớn lao nào đó.
Để biết nhiều chuyện thú vị về vấn đề ấy, kính quý vị xem cuốn “Những bức thư chân tình” của độc giả báo Sống vui trước năm 1975 do ông Ngô Thành Nhân chủ biên, có góp ý của người viết tập hỏi đáp này. Nơi đây, tôi chỉ có thể nói sơ qua tình trạng thay đổi của con người mình qua các tiêu chuẩn về sức khỏe để quý vị thưởng lãm.
Như tôi đã thường nói, tôi sinh ra với một cơ thể ốm yếu. Cha mẹ tôi sợ tôi chết yểu như đứa con đầu lòng nên khi tôi chào đời, ông bà chao mẹ cho tôi đeo vòng, kiền bằng bạc và xỏ lỗ tai giả giá. Tai tôi giờ vẫn còn lỗi và có thể đeo bông được. Làm gì thì làm, tôi không chết là may chớ người èo uột lắm. Là con coi như đầu nên tôi được cưng chiều, cha mẹ cho ăn uống tẩm bổ đều đều. Tiên sinh Ohsawa thường nói với những bậc cha mẹ, ai muốn cho con cái sau này có sự nghiệp lớn thì phải cho chúng nếm mùi đói lạnh. Trung ngôn thì nghịch nhĩ, dễ dầu có nhiều người nghe. Về sau, tôi biết PP Ohsawa và đuoẹc hết bệnh thfi tôi mới biết cái sai của cha mẹ mình vì quá thương con mà ra nông nỗi. Nghĩ đi thì cũng nên nghĩ lại, nhờ bệnh hoạn lề mề, không thấy thuốc thang nào công hiệu nên khi biết PP Ohsawa, thực hành hết bệnh, không như nhiều người trở lại con đường ẩm thực khoái khẩu sai lầm cũ, tôi coi đây là một pháp môn khế cơ, hơn hẳn những pháp môn mình từng áp dụng trong quá khứ để định hướng tốt cho cuộc đời mình kể từ đây.
Khi con người ta bệnh hoạn thì tình thần hầu như là bạc nhược. Họ không những không thích làm việc tay chân mà về tinh thần cũng thích học hỏi, đọc sách để tâm hồn trở nên phong phú hơn. Tôi không phải là người ngoại lệ. Hồi tôi còn bệnh, đi bác sỹ Tây thì được khuyên là phải nghỉ ngơi hoàn toàn (repos complet). Nghỉ thì nghỉ, chớ đâu phải nghỉ là bệnh thuyên giảm. Sau này đọc sách Ohsawa, tôi mới biết nghỉ như vậy là đi đến chỗ chết. Ngày nay, tôi làm việc như trâu mà có thấy hết mệt gì đâu. Kể từ khi tôi hết bệnh thì sức khỏe tuổi thanh niên sung mãn trở lại. Tôi hang hái làm việc, hăng hái trao đổi kiến thức. Tôi vốn yêu sách nên sách vở tôi mua hồi còn ở quê chồng chất cả nhà như một tiệm sách nhỏ mà hồi túng bấn có thể bán để có đồng vốn kinh doanh. Về điểm này, tôi có thể nói là, khi chúng ta có con cái mà không hiểu sao, chúng làm biếng quá đỗi, thì coi chừng chúng mắc một vài chứng bệnh nào đó và hãy lo chữa cho chúng đi, chứ đừng bắt chúng làm việc, học tập hăng say giống ta. Mà dầu có ép buộc chúng đến đâu, ta cũng đừng không mong gì thành công, chỉ chuốc lấy biết bao phiền muội thì có. Chỉ cần tìm nguyên nhân làm biếng mà chữa là xong. Tự nhiên là thế. Chúng ta đều beiets bản chất của sự sống là động, sống động nghĩa là một cái động do âm dương chi phối khi trồi khi sụt. Bất động là cái chết. Ngay cả mạch tim đập thật là đều thì cũng là một triệu chứng tiết lộ sự sống sắp đến hồi kết thúc. Một bác sỹ Tây y kinh nghiệm ở bệnh viện đã cho tôi biết như thế khi quan sát điện tâm đồ của những ca bệnh nặng.
Thân xác ta là do vô vàn nguyên tử cấu thành. Những điện tử quay quanh nhân có bao giờ chúng mệt và ngừng nghỉ đâu. Chúng không ngừng nghỉ một chút xíu nào thì sao ta lại mệt và ngừng nghỉ chứ? Chúng quay quanh nhân của nó với một tốc độ nhanh đến đâu cũng không làm ta khủng khiếp chớ trái đất quay quanh mặt trời với vận tốc hơn mười ngàn cây số một giờ há không phải là chuyện mà thấy nhãn tiền ắt không kinh hồn tán đởm hay sao và cũng đâu có chuyện mệt mỏi (thiệt ra đôi khi có chậm, có nhanh tùy mùa mà khoa học không rõ nguyên nhân, nhưng người trong giới Ohsawa có thể rõ đấy, cũng như sẽ biết Tại sao trái đất lại quay chung quanh mặt trời và mặt trời tại sao lại chói lọi hoài hàng tỉ năm nay chẳng có dấu hiệu lu mờ mà khoa học cho là phải ứng hạt nhân?). Đó là chưa nói đến Kim tinh quay quanh mặt trời với một tốc độ đến 180.000 Km/h hàng tỷ năm nay cũng không mỏi mệt, trong khi chúng ta chạy xe gắn máy hay lái xe hơi với vận tốc mà lên đến 120 km/h trong tích tắc thôi thì coi như sắp giáp mặt tử thần. Thế mà đó là những chuyện thường thiên trong thiên văn đấy. Từ đó, chúng tôi thấy, đôi khi trong cuộc đời, một vài người làm việc phi thường và để lại cho đời những công trình đồ sộ, hiển hách thì đó cũng không phải là chuyện khó hiểu vì ai cũng có thể làm được như thế nếu họ không phải bệnh tật chờ chết. Bản thể thiên nhiên là thế. Đây là điểm đầu tiên tôi nhận thấy có thực trong bảy điều kiện sức khỏe về sự không mệt mỏi khi người ta ăn uống thật nghiêm chỉnh lâu dài.
Vả lại, nhờ không bao giờ thấy mỏi mệt mà chúng ta có thể vượt qua những cảnh đói nghèo, trường hợp này đã xảy ra nơi tôi làm bằng chứng, tôi đã kể trong quyển “Những bức thư chân tình” và tôi tin chắc rằng nhờ đó mà ai ai cũng vậy, sẽ thành tựu được những gì mà mình hằng mong ước, mộng mơ, chứ nếu không thì hầu hết coi như thua, toàn là chuyện mộng hão, mơ huyền. Điều này, Ohsawa thường nhấn mạnh trong các tác phẩm của mình.
Tiếp theo là chuyện Ăn và Ngủ thấy ngon, Trí nhớ tốt, Tành tình vui vẻ, phán đoán và hành động nhanh chóng, tôi thấy tất cả đều có tiến bộ mà bất cứ ai khi vào con đường thực dưỡng này đều có thể kiểm chứng một cách dễ dàng. Đặc biệt về vấn đề ngủ nghỉ, chúng tôi thường thấy bác sỹ khuyên người ta nên ngủ ngày 8 tiếng. Trên báo chí gần đây có người khoe ngủ 9 tiếng nữa đấy. Hay ho gì chuyện ấy, chỉ tổ uổng phí thời gian quý hiếm. Theo kinh nghiệm của tôi thì người trong giới Ohsawa, chỉ cần ngủ 6 tiếng/ ngày hay 4 tiếng/ ngày mà vẫn đủ sức khỏe. Đối với Ohsawa, Tiên sinh còn ngủ ít hơn. Có nhiều thì giờ để làm việc thì vui hơn là ngủ nghỉ chứ.
Điểm cuối tôi muốn nói để anh em trong giới Ohsawa chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi. Điều này đã có người hỏi là ngoài việc ăn uống đơn giản như thế này, ông có dư thì giờ nhiều, vậy ông làm cái gì để giết thì giờ?
Nhiều người miệng không nói ra chớ trong lòng chắc cũng thắc mắc như thế. Điểm tôi muốn nói trước hết là chỉ những người bệnh hoạn mới thấy không có chuyện gìlàm chớ ai mà khỏe mạnh thì đều muốn làm việc cả. Ngay ở Tây phương, những người đến tuổi về hưu mà còn khỏe mạnh, đều tìm việc làm, không lương đấy nhé, hoặc đi vào đại học để trau dồi kiến thức như thuở thanh niên. Chừng nào chết hẵng hay chớ người khỏe mạnh không thấy mình già. Thế nên ở xã hội ta, những từ “người cao tuổi” được dùng thường hơn. Kêu bằng anh, bằng chị, họ thấy vui hơn là gọi bằng chú, bác…Có phải những người ấy muốn trở về quá khứ chăng. Không, không phải! Già thì gà mặt mày, tay chân già hết nhưng lòng này còn “ngây”. Tâm hồn không bao giờ già hết. Họ mà như thế là họ lầm, lầm lắm vậy. Điều này Ohsawa có nói trong “Trật tự vũ trụ”. Vậ là về thể xác thì được mạnh khỏe, về tinh thần thì không thấy mình già, những người trong giới Ohsawa có bao giờ để thời giờ trống rỗng và không làm gì để cho vui mình, vui người. Cái vui, chúng ta có thể nói, đây là điểm hội tụ của hầu hết mọi sinh hoạt, lao động nhắm đến của con người.
Thêm nữa, ngoài sinh hoạt bình thường như tất cả ai ai, người trong giới tôn giáo còn có thời giờ tu luyện với pháp môn nào mà mình thấy thích hợp để đạt một cứu cánh như tự do, giải thoát,…Người theo đuổi khoa học thì chuyên chú vào môn mà mình thiết tha để mong khám phá ra một cái gì còn nằm trong bóng tối, thì người trong giới Ohsawa có gì đặc biệt hơn?
Có thể nói, ai mà đi vào con đường thực dưỡng Ohsawa thì hầu như dùng nó để mưu cầu sức khỏe cho bản thân bấy lâu bị bệnh hoạn hành hạ khốn đốn. Tiên sinh khi đưa ra phương pháp này đầu tiên là muốn cho con người cải thiện lại cơ thể mình cho tốt lành để thượng tầng kiến trúc của nó là trí tuệ được kiện toàn viên mãn về sau. Vậy đây là một pháp môn tu mà đường đi của nó đã được trải thảm đỏ và chúng ta cứ ung dung mà tiến bước. Hai bên đường ấy, nhận thấy có “hoa thơm và cỏ lạ” và chúng tôi chẳng ngại ngùng mà không say đắm và đôi khi đỡ gọn vài cành chơi. Đó là tôi muốn nói, khi nhìn lại mình, nhìn lại người hay khi đọc sách vở, không biết sao chúng tôi lại có cái nhìn mới lạ hơn trước. Cái nhìn này bớt đi nhiều cái trách móc, khó chịu, dễ dàng cho qua những gì mà trước đây phải ăn thua đủ hay gâm gút trong lòng, sống để dạ, chết mang theo.
Chúng tôi không nói đến những người lòng cố chấp tích lũy lâu đời trong tâm khảm khó bóc cho ra hay lấy pháp môn Ohsawa làm phương tiện cạn cợt trong sinh hoạt đời thường, không dùng nó để thảm sát con người kỳ diệu. Còn người mà, A.Carrel nói là bí ẩn, nay chúng ta may mắn, như được dành cho mtooj chỗ ngồi trong cỗ xe hạnh phúc, do tự mình điều khiển, khám phá giới tự nhiên và tâm linh, thì có hạnh phúc nào lớn hơn. So với nhiều tôn giáo, người trong giới Ohsawa được ưu đãi, được cưng chìu nhiều, hơn nhiều vì có cơ sở sinh học vững chai. Không cần phải nhảy qua một cỗ xe khác cho là đi mau hơn nhưng cái thắng không chắc ăn. Cỗ xe Ohsawa, máy móc toàn hảo, cổ mà mới tinh, phương tiện điều chỉnh nằm sẵn nơi tay, muốn mau muốn chậm tùy mình. Quả là xưa nay chưa từng có và đây lần đầu tiên xuất hiện trọn vẹn trong lịch sử loài người. Ohsawa thường nhấn mạnh điều này trong các tác phẩm của mình một cách dường như là kiêu mạn nhưng chúng tôi nghĩ đó là sự thật được phát ngôn một cách ngang tàng và khí phách, giống như tiếng rống của sư tử mà trong đạo Phật cho là chỉ có ở một đại tông sư liễu ngộ được sự thật muôn đời.