Những người cần phương pháp thực dưỡng Ohsawa – Tôi xin hỏi ông một câu có tính tổng quát là trong xã hôi ngày nay ai là người cần đến phương pháp thực dưỡng Ohsawa nhiều nhất, phải chăng chỉ có những người bệnh hoạn nan y bị bệnh viện chê chông thể nào hỗ trợ điều trị mới cần đến trăng?
Đáp: Thiệt ra phần đông ai cũng nghĩ như vậy vì tôi đã từng nghe nhiều người đã đi vào con đường này và đã chỉ dẫn cho bao kẻ khác, đều nói thế! Vậy chúng tôi xin lập lại đầu tiên là chính những người bệnh hoạn ngặt nghèo mà các ngành y khác “giơ tay đầu hàng” cần đến phương pháp Ohsawa. Và rồi phần đông, họ được cứu thoát. Chính nhờ điểm này mà phương pháp thực dưỡng ngày này được rất nhiều người biết đến và ca tụng. Nhưng không phải chỉ có giới người ấy thôi đâu, những kẻ cần đến phương pháp này nhiều lắm và sau đây chúng tôi nó đến ai cần nhiều, ai cần ít.
Nói những ai bệnh nặng mới cần, còn những người bệnh sơ sơ thôi thì cần gì phải không? Tôi có gặp và nói chuyện với một Việt Kiều ở Áo về Việt Nam thăm bà con. Tôi có tặng họ một quyển sách Ohsawa và nói chuyện phiếm về sức khỏe. Anh ta nói sức khỏe hiện nay của mình rất tốt và đôi khi có cảm cúm sổ mũi là làm một viên thuốc, thế là xong! Khỏe ru, khỏi bận tâm gì đến vấn đề ăn kiêng, ăn khem làm chi cho mệt cái trí! Tôi cười cười không bài bác làm chi cho mất lòng nhau! Nhưng quí vị chắc biết bệnh nặng đâu có phải đổ ngay xuống một cái ào như rủi ro tai nạn mà cần phải có một thời “ủ bệnh”. Chính cái ủ này, chính cái mầm này mà dần dần nó phát triển và đến một thời điểm nào đấy thì “đổ nợ” ra. Lúc bấy giờ, người bệnh phải “một mất một còn” với nó như cuộc chơi bóng đá đâu nằm trong vòng loại nữa mà hòng “nhởn nhơ” cho thoải mái! Tiên sinh Ohsawa cho rằng: uống thuốc để diệt triệu chững khác nào cắt đứt đi đường dây báo động, đến khi sự cố nặng nề đổ ra thì khó mà dập tắt! Chúng ta thường nghe: “Lo xa tránh được buồn gần” và đừng để “nước đến chân mới nhảy”! Cái bệnh hoạn, cái tai ương, cái “lú lẫn” lúc về già khó có ai trong suốt một đời mình hoàn toàn không dính mắc, phương pháp Ohsawa nến không biết thì không nói làm chi, chứ biết mà không để tâm đến, không chịu thực hành thì uổng đời mình biết bao nhiêu!
Thế thì người bệnh nặng hay bệnh nhẹ và đôi khi cảm thấy mình chẳng có bệnh chi cũng đều cần đến pháp môn ăn khiêng kỳ diệu này!
Quí vị ắt biết nhiều khi bị bệnh có đi khám, có uống thuốc, có thử nghiệm mà chính bác sĩ cũng không tìm ra nguyên nhân và cái nguyên nhân của một số chứng bệnh, khoa học cũng không biết, còn đang thời “nghiên cứu” thì tính sau đây? Bấy giờ phương pháp Ohsawa “nhảy vào” và lý giải. Vấn đề chỉ thuộc âm dương, tuy “mơ hồ” mà cụ thể. Quí vị hãy thử áp dụng pháp môn thật triệt để thì “kẻ trộm” sức khỏe xuất đầu lộ diện ngay. Nhì kỹ khuôn mặt nó (biết bệnh gì), giao nó cho CA quản lý (bệnh tuyệt nọc), thật vô cùng thú vị vì không mất mát và hư hại của cải trong nhà (giải phẫu, tác dụng phụ của thuốc men)). Chớ nếu không thể thì bế tắc cũng là một trong những nỗi thống khổ trên thế gian này.
Trong đời sống đô thị hiện nay số người nghèo khổ xuât hiện nhan nhản càng ngày càng nhiều. Họ tất bật kiếm tiền mà đẽ dầu gì được như ý. Trên báo chí ta thấy họ thiếu ăn, thiếu ngủ, thiếu học hành, thiếu cả khả năng nuôi con cái nên người. Thế là con nhà nghèo thiếu thốn bao thứ vô cùng cần thiết để ra “con người”! Giàu thì “nịnh” giàu, nghĩa là càng ngày càng giàu, còn nghèo thì lại thường mắc thêm cái “eo”. Cái ăn còn thiếu thốn, huống chi lúc bệnh không lao động được, khổ ơi là khổ, lại thêm thuốc men có lúc leo thang làm sao mà nói tới! Quí vị, các nhà xã hội có thấy phương pháp Ohsawa xuất hiện ở đời này ngày nay rất hợp thời không? Ăn không cần nhiều đến 4, 5 chén cộng với đồ xào, đồ luộc, canh nọ canh kia, thịt này thịt nọ mới no, mới làm việc nổi mà chỉ cần 1 đến 2 chén cơm lứt thêm chút ít muối mè, chút tương, chút rao xào, chút cá con, cá nhỏ là đủ no và đủ sức cày xới cả ngày không mệt, vô bệnh vô hoạn. Đó không phải là một ân huệ của trời đất mà vô tình người nghèo bao đời nay lỡ dại từ trước hay sao? Được sức khỏe mà còn không để thất thoát đi đâu đồng tiền kiếm được, ai mà không thấy một tương lai sáng lạng đang nhắm tới!
Nếu đến người nghèo đang đối diện với biết bao khó khăn trong cuộc sống, còn người giàu không bao giờ tiếp cận với chúng hay sao? Họ giàu là giàu tiền giàu bạc, nhưng họ cũng khóc đấy chứ! Bệnh hoạn, tai ương đâu có ngán ai mà không giám vi hành đến tận nhà họ “thăm viếng” và hết sức “vồn vã” hỏi han! Hơn nữa, chúng ta thường thấy người giàu một khi khóc thì khóc to hơn ai cả! Đó là một khi bệnh thì bệnh nặng hơn người nghèo nhiều. Theo y học Viễn Đông thì người giàu thường dùng những món cao lương mĩ vị trong các bữa ăn hằng ngày, chúng rât Âm, nghĩa là tế bào bành trướng mạnh. Họ dễ mắc chứng béo phì, tim mạch tiểu đường, ung thư và vô sinh do rất thích ăn nhiều hoa quả. Người nghèo đâu có tiền nhiều mà ăn trái cây nhất là loại trái mùa và ngoại nhập dính ngập thuốc trừ sâu mà mắt thường và vị giác khó biết. Nhờ vậy họ Dương hơn người giàu rồi ít bệnh hơn và họ khổ là khổ vì cái thiếu thốn. Người giàu khổ là khổ cái dư thừa! muốn hạnh phúc thì họ phải cắt bỏ nó đi. Ăn theo phương pháp Ohsawa là chặt bỏ cái thừa mứa bằng một con dao vô hình vô ảnh và lúc bấy giờ chân hạnh phúc trên cõi đời giả tạm này, giàu cũng như nghèo, ai cũng như ai, không cần phải “san sẻ” của cải cho bình quân chỉ có trên lý thuyết và phi thực tế!
Chính vì cái quá tốt lành của một phép ăn kiêng rất bình thường đơn giản, không tốn kém mà có công năng phục hồi sức khỏe cho con người, chúng tôi không hiểu sao những gia đình toàn gia bất hạnh, những trung tâm hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh tâm thần, những trại phong… không áp dụng thử xem sao.
Đâu có phải là thuốc men mà nghi ngờ có một hiểm nguy nan nào đó và thiết nghĩ nếu chúng ta có làm từ thiện rồi lại có hiểu biết và từng thực nghiệm về cách ăn uống này, có nên cùng với con cá, cho thêm cái cần câu cùng kỹ thuật bắt cá hay không nhỉ?
Nhưng đâu phải những người bệnh, người nghèo cần được hỗ trợ, trong cuộc sống chúng ta thấy biết bao người cần bạn để đi chung đường. Chúng tôi không nói đến bạn đồng loại vì có một giới người nào đó không thích vì chủ trương, chẳng hạn như giới người độc thân, neo đơn, người cao tuổi hẩm hiu cho dầu nhiền con cháu và có tiền cá bạc. Giới người trên chúng ta thấy đôi khi thấy họ rất ngang tàn, gây khó ưa cho hàng xóm láng giềng. Nhưng nghĩ lại họ cũng cần sư hỗ trợ nhiều mặt. Giúp họ thành công phải là những bậc “vô ngã, vô nhân”. Phương pháp Ohsawa sẽ là một món quà văn hóa đáp ứng được. Nhờ nó họ sẽ khám pháp những tiềm ẩn kỳ diệu của chính họ sẽ khám phá những tiềm ẩn kỳ diệu của chính họ và thực hiện những ước mơ, ai mà chẳng có trong đáy lòng mà đồng thời vơi hết mọi nỗi cô đơn, sống đời đáng sống! Tiên sinh Ohsawa từng nói rằng: Phương pháp Trường sinh tức Thực dưỡng là một laoij cây Đèn Thần cảu Aladin trong truyện 1001 đêm. Nhờ cây đèn thần tức Trí phán đoán tối cao trong mỗi con người xuất hiện, chúng ta sẽ thực hiện trong đời mình hết giấc mơ này đến giắc mơ khác, vô cùng thú vị.
Nhiều người thấy hai chữ hạnh phúc rât khó định nghĩa, như theo tiên sinh, rất dễ, ước mơ nào mà thành hiện thực là hạnh phúc, hạnh phúc một cách cụ thể “nhãn tiến”! Chúng ta thử nghĩ: người nghèo thì ước có tiền, người có tiền muốn làm từ thiện, làm từ thiện thì có người muốn có tên đọc trên tv hay không muốn ai biết đến tên tuổi làm gì vì đó mới là công đức, nhà kinh doanh muốn cuối năm hàng hóa bán chạy nên nghĩ ra “khuyến mại ảo” rồi thành công, nhà tu thiền thì mong ngộ đạo trong ngay đời này, người niệm phật thì ước nguyện vãn sinh thế giới cực lạc của Phật A Di Dà khi rời bỏ thể xác thân tứ đại của cõi trần ai đầy tục lụy, nhà khoa học thì mong nghiên cứu kiếm một phat minh mới mà hồi nào giờ chưa kẻ nào tìm ra, còn mấy bà mẹ ông cha nghèo dầy tâm huyết thì chịu thức đêm thức hôm, dầm sương dãi gió, bắt ốc mò cua, ước mong sao con cái được học hành nên người có chữ có nghĩa, đừng thất học chịu khổ chịu sở như mình ngày nay. Hàng tỉ con người là hàng tỉ ước mơ, nếu ghi cho hết, hàng ngàn quyển sách như thế này cũng không thấm thía!
Khi viết đến những dòng trên, tôi nhận thấy hằng năn nay khi có dịp mà gặp nhau người ta thường chúc “dồi dào sức khỏe” hay “vạn sự như ý”. Trong thâm tâm tôi nghĩ, bệnh muốn chế đến nơi mà chúc “đồi dào sức khỏe” thì khỏe làm sao nổi! Chưa nói cái bệnh nan y nan trị, nó đang gặm nhấm cả ngày cả đêm đây này!… Rồi thứ “vạn sự như ý”, nó rỗng tuếch làm sao! “Một như ý” kiếm đỏ con mắt ếch không thấy đâu, nói chi đến hai, ba rồi “văng mạnh” đến vạn thật đấy! Vì sao? Bởi từ điểm căn bản là sức khỏe vô cùng ổn định và trí phán đoán càng ngày càng khai mở rộng ra thì ước mơ gì mà không đẽ thành tựu! Thế là đối với một người theo phương pháp thực dưỡng, những ước mơ thầm kín khó đạt, đã không còn khó nữa. Ví dụ muốn trở nên một nhà tu để rễ bề đắc tự do giải thoát thì nay dù không được xuất gia đầu phật, họ vẫn khả dĩ thấy giải thoát tự do một cách cụ thể. Những khó khăn ấy dễ đầu gì thành tựu trên bình diện tâm lý ngay có thể viên thành trên bình diện sinh học. Vấn đề chỉ là thời gian và chính thời gian mới đáng kể để ai đó muốn bước qua từ chỗ hữu hạn đến nơi vô hạn trong một kiếp thân sinh!
Nói về thầy tu, ai cũng nghĩ rằng đó là giới người dễ thành tựu được đại tự do, đại giải thoát, đại hạnh phúc mà bất cứ ai trên thế gian này dẫu có nằm mơ cũng khó đạt nổi, thế nhưng cái sự đời nhiều khi nghĩ vậy mà không phải hoàn toàn thực vậy. Bởi vì sao? Vì thời xa xưa môi trường sống hầu như thiên nhiên, không ô nhiễm càng ngày càng nặng như ngày nay, khiến bệnh hoạn xuất hiện lộ liễu hay tiềm ẩn nên cái cơ thành tựu tinh thần bèn trở nên quá khó khăn! và trong sử sách ta cũng thấy càng ngày số thành tự giả xuất hiện càng hiếm nơi đời. Còn trong thực tế thì sao, nơi mục tư tửng Ohsawa có viết: “mục đích của năm tôn giáo lớn, xuất hiện từ mấy nghìn năm tại Đông phương của loài người, trước nhất là chú trọng về mặt cứu với nhân loại cho thoát khỏi bốn khổ cảnh sinh lão bệnh tử, nghĩa là cốt làm sao tìm cho mọi người sức khỏe, sống lâu và chậm già, đó là nên tảng của hạnh phúc và tự do của chúng ta. Thế mà dần dần trai qua nhiều thế kỷ, những tôn giáo lại rơi vào tay những tín đồ chuyên nghiệp, họ chỉ là những bộ máy truyền thanh những chữ những lời thần thánh.
Vậy mà trong cõi đời ngày nay, Ổng Thần Bệnh “sốt sắng” vi hành thăm viếng hầu như không “bỏ sót” bất cứ một ai dẫu sang dẫu hèn, dầu ở nơi chợ triền ồn ào náo nhiệt, dẫu ở chốn thiền môn thanh tịnh vô ưu! Chúng ta ai mà không giật mình giật mẫy, bầm dập cả người, một khi thấy “ổng”?
Phương pháp Ohsawa đâu có