Lan bàn hạnh phúc trong thực dưỡng – Hạnh phúc là mục đích của mỗi người trong thế giới này. Người cực Đông đã định nghĩa hạnh phúc bởi 5 tiêu chuẩn từ hàng ngàn năm về trước:
1. Niềm vui là kết quả của sức khỏe.
2. Không bị lo lắng bởi tiền bạc.
3. Có trực giác để tránh tai nạn và các sự khó khăn có thể là nguyên nhân
4. Tuân theo sự vận động của Trật tự Vũ trụ.
5. Hiểu biết một cách sâu sắc một sự thật là mãi mãi cái cuối cùng sẽ trở thành cái đầu tiên.
Như vậy, điều này phải bao gồm cả đường lối thực hành giáo Pháp của Đức Phật – Người đạt hạnh phúc cao thượng nhất trong quả địa cầu.
Hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc là sự thực hiện các ước mơ.
Phương pháp Tân Dưỡng Sinh – (Phương pháp thực dưỡng Ohsawa) biết cải người bệnh thành một người can đảm gan dạ, thành thật và sung sướng, ngay trong lúc sự biến cải này xảy ra thì các triệu chứng về bệnh tật cũng biến đi mất.
Sự biến mất các triệu chứng là một điều tự nhiên nhưng đó cũng chưa phải là hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên điều này cũng không quan trọng mấy. Tất cả những cách chữa trj (trị liệu) thể theo triệu chứng bên ngoài đều là hời hợt, không sâu sắc. Loại bỏ tất cả cái gì bạn ưa thích lại là triết lý gồm trong phương pháp này. Chính nó mới là khởi điểm, là nền tảng căn bản của đời sống mới của bạn. Chữa hỗ trợ phòng chống không phải là vấn đề quan trọng. Vấn đề quan trọng là biến cải cá tính và con người của bạn và quan niệm của bạn về thế giới. Quan niệm về thế giới bấy giời sẽ thay đổi hoàn toàn. Bạn sẽ thấy cũng cảnh tượng ngày nay, nhưng bạn sẽ đạt được đến một niềm vui lớn lao và đời sống sẽ trở lên tươi đẹp… Hãy suy ngẫm, tham thiền là không nghĩ tưởng sai lệch, là phương pháp vừa nhai vừa đếm những miếng nhai. Tâm hồn của bạn sẽ được giải thoát khỏi mọi thèm khát dục vọng thế tục.
Phương pháp Thực Dưỡng Ohsawa chỉ nhằm thay đổi thái độ của bạn, vì y khoa phương tây cho rằng mọi bện do bên ngoài, còn triết lý đông phương của chúng ta nói mọi thứ đều do ta mà có. Phương pháp Ohsawa còn cung cấp cho chúng ta một la bàn để ta có thể định hướng hạnh phúc, và biết cách tự khám phá đời sống qua cặp kính kỳ diệu Âm và Dương.
Triệu chứng có là do tạo nên bệnh từ bên trong – tam giới duy tâm tạo! vì thế nếu thay đổi được thái độ đối với bệnh tật thì bệnh tật của bạn mới được hỗ trợ điều trị. Có ba nguyên nhân chính của bệnh mà người Phương Đông đã tổng kết: Bệnh tòng khẩu nhập, bách bệnh do khí và bệnh do tánh sinh.
Giận dữ là gì?
Trong kinh Phật nói:
Bao nhiêu công đức tốt đẹp
Tích lũy trong một ngàn kiếp
Như bố thí, cúng dường chư Phật
Tất cả đều tiêu tan trong một cơn giận dữ.
Người ta bảo rằng nếu bạn khách phục được cơn giận thì không có kẻ thù nào nữa để bạn phải hàng phục.
Nhưng nếu ta không biết nguồn gốc của giận dữ thì mọi sự cố gắng đều vô ích. Chức năng, sự cấu tạo cảu giận dữ hay của sự xét đoán sai là gì? Chúng ta phải khám phá cho ra cấu tạo của sự giận dữ? Với triết lý âm dương bạn có thể bước và bất cứ lĩnh vực nào.
Ví dụ: Trong lúc nhìn vào một bức ảnh: Người khóc, người cười, người nổi giận và có người không cảm thấy gì cả. Cũng như thế với quãng đường trơn trượt, người ngã, người đi bình thường, người đi nhanh, người đi chậm, người thích thú người khó chịu, người cười… Tấm ảnh, con đường trơn trượt không thay đổi, nhưng nó lại tạo ra những tình cảm khác nhau đối nghịch nhau. Tại sao? Điều này được giải thích bằng giao cảm thần khinh hay đối giao cảm thần kinh, nhưng cái gì điều khiển hai hệ thống này? Phải chăng đó là những tình cảm của chúng ta, nhưng cảm tình lại vô hình – cái vô hình thúc đẩy một cái gì hữu hình, thật là kỳ quặc. Nếu ta không biết đến nguồn gốc của mọi tật bệnh và đau khổ thì mọi sự cố gắng đều vô ích. Tất cả những gì có bắt đầu đều có chấm dứt. Chúng ta được cấu tạo bằng những đơn vị ngắn ngủi. Không có một cái gì bền bỉ, không có cái gì giống nhau (nguyên vẹn) trên thế giới này cả. Tất cả đều ở trong tư thế biến đổi, Mọi cái đều phù du nhưng có một cái lâu bền đã sinh ra cái phù du ấy, chúng ta phải có một cái gì nòng cốt cá tính chất bền bỉ, vĩnh cửu. Hễ chừng nào ta chưa tìm thấy nền tảng cốt yếu ấy, thì ta chưa thể sống an toàn được. Cái gì không có bắt đầu thì không có kết thúc, đó là cái gì? Chúng ta đã đến từ vô tận và chết đi chúng ta sẽ tan dần vòa vô tận. Suy tư cho ra được chỗ này chúng ta sẽ thấy chân trời vô biên và lòng biết ơn vô hạn. Nguyên tắc duy nhất là phải rời bỏ tất cả để cho mọi ngươi sung sướng, nhưng ta lại cứ ngồi nguyên một chỗ. Đáng lý chúng ta phải nhảy nhót la hét ở trên các mái nhà