Trẻ bị ung thư máu

Trẻ bị ung thư máu – So sánh giữa hai phương pháp chữa trị Tây y và phương pháp thực dưỡng Ohsawa. Do Huỳnh Văn Ba biên dịch theo sách George Ohsawa – Phương pháp Ohsawa hỏi và đáp tập 2.

Hỏi: Cháu tôi vừa được 12 tháng tuổi thì có biểu hiện thiếu máu, da dẻ xanh mướt, đến bệnh viện xét nghiệm kết quả nghi là bệnh máu trắng. Các bác sĩ đề nghị chuyển cháu vào Tp Hồ Chí Minh để có đủ điều kiện chữa trị. Vậy nên vào bệnh viện nào? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Liệu có thể cứu sống được cháu tôi không?
Đáp: 
Tây y, Bác sĩ trả lời: Bệnh máu trắng là cách gọi theo dân gian để chỉ những trường hợp ung thư máu. Bệnh thường có tiêm lượng xấu, thời gian sống ngắn ngủi (từ vài tháng đến 1 năm) đa số thường tử vong, hiếm khi hỗ trợ điều trị. Đặc biệt với những trẻ dưới 2 tuổi khi mắc bệnh này ít đáp ứng với trị liệu. Gia đình hãy đưa cháu bé vào Bệnh viện Nhi đồng I (hoặc II) hay Bệnh viện Truyền máu – huyết học Tp Hồ Chí Minh để chuẩn đoán xác định và điều trị đúng chuyên khoa.

Phương pháp chữa ung thư máu

Phương pháp chữa ung thư máu


Phương pháp Ohsawa: Trước khi trích câu hỏi trên để so sánh, chúng tôi rất phân vân vì vấn đề rất nhạy cảm vì nhỡ có gì sơ sẩy, về lương tâm, tôi sẽ bị cắn rứt còn về mặt xã hội, tôi cũng khó tránh búa rìu của dư luận và pháp luật! Nhưng rồi tôi cũng nhất định đưa ra hướng giải quyết của mình, bởi là con người yêu tích tự do, những gì bị bế tắc là người tôi vô cùng khó chịu!
Điểm đầu tiên, tôi muốn phát biểu là theo phương pháp Ohsawa, bệnh máu trắng tức ung thư máu chữa được.
Một bằng cớ là trong một luận án y khoa trước  1975, một bác sĩ Việt đã đưa ra một chứng cứ chữa được bệnh này.
Trong quyển “Phương pháp Trường sinh và Đạo Thiền”, Trang 134 có ghi: Ung thư máu, tức bạch cầu (Leukemia) có thể hỗ trợ điều trị trong vòng mười ngày, nếu bạn đã quán triệt triết lý y học Viễn Đông và thành thạo cách nấu nướng trường sinh. Hãy thử đi – Bạn sẽ ngạc nhiên cho mà xem.
Còn trường hợp của em bé trên, để phương pháp thực dưỡng chỉ có hai nước đi, một là hòa hai là thắng đậm, thân nhân em bé có thể tuân theo những chỉ dẫn bác sĩ của nền y học chính thống đi. Đến khi nào thấy bế tắc, thì thay vì thua “tức tưởi”, ta hãy xoay qua một nền y học khác, cổ truyền mà từ hồi nào tới giờ chũng ta thường quay lưng chối bỏ!
Đối với em bé còn tuổi hài nhi, em có thể được cho ăn cháo gạo lứt nấu nhừ hay cơm lứt do mẹ hay nhũ mẫu nhai kỹ và mớm cho. Vấn đề vệ sinh xin ai đó đừng đặt nặng vì một khi chúng ta đang đi đến “đường cùng” thì ta hãy làm sao cho vệ sinh tối đa.
Điều chúng tôi muốn nói thêm nữa là nếu như em bé ăn uống đúng như sách vở chỉ dẫn và bệnh được thuyên giảm nhiều và có cơ hết hẳn, các bậc cha mẹ đừng có yếu lòng mà cho em ăn những món ngon vật lạ về sau, (nhất là những tưởng mình thương con), coi chừng chúng qua Âm và bệnh cũ tái phát, lúc ấy coi chừng trở tay không kịp đấy! Điều này cũng thường thấy xảy ra đối với người lớn. Nhờ phương pháp thực dưỡng họ tự hỗ trợ điều trị một chứng nay y nào đó, những tưởng từ đây có thể tự do mà ăn ra cho bõ những ngày tháng kiêng khem. Nhưng  nào ngờ, bệnh chưa hoàn toàn dứt điểm, nên một khi ăn uống sai, nó bùng phát trở lại, họ đỡ không kịp và đành chịu tử vong! Đã nhiều người rơi vào trường hợp này và chúng ta hãy lấy đó làm gương và rất thận trọng trong việc ăn uống theo phương pháp thực dưỡng một khi bệnh ngặt được hỗ trợ điều trị. Điều này giống như một cộng dây kẽm dùng lâu bị gỉ và cong. Ta bẻ lại cho ngay, thế thôi đừng tạo ra cong nữa. Nhỡ nó cong, bẻ lại, cộng kẽm có cơ đứt hai.

Bài viết liên quan