Thực phẩm chứa nhiều chất hóa học độc hại – Ai cũng nói rằng hiện nay thiên hạ dùng hóa chất trong sinh học rất nhiều, ví dụ trái cây cũng bơm thuốc giữ cho tươi lâu, đồ ăn thức uống phải tẩm chất bảo quản để khỏi bị hư hại, thì trách gì không mắc nhiều chứng ngặt nghèo mà cha ông chúng ta trước đây đâu có dính phải. Ông nghĩ sao, những nhận định như trên có đúng không về vô số bệnh thời đại mà ngay trong giới tu hành ít ai có cơ ngoại lệ?
Đáp: Quả thật thiện hạ nói như vậy không sai, vì gần đây trong năm 2008 ai mà không biết cái vụ sữa có chất hóa học melamine làm biết bao trẻ con mắc bệnh ngặt nghèo và cái hãng chế tạo Tam Lộc, lớn hàng thứ ba, thứ tư ở Trung Quốc phải phá sản một cách đớn đau cùng các cá nhân liên can, người ta chung thân, kẻ bị tử hình.
Nhưng thiệt ra không phải tại cái hóa chất không thôi mà ra tất cả nông nỗi! Ta nên biết công nghiệp hóa chất mới phát triển mạnh khoảng trăm năm trở lại đây và trước đây cho ông ta tuy không dùng thực phẩm có tẩm chất hóa học mà đâu có phải các người không mắc bệnh và nhất là những chứng nan y.
Khi dọc qua các sách về thực dưỡng, chúng tôi mới biết rằng, con người ta sở dĩ bệnh là do mất quân bình Âm Dương trong cơ thể, nhất là do thu nạp những thực phẩm bất quân bình trong lãnh vực sinh học. Thế thì khi ăn măng, một thực phẩm rất Âm, chẳng hạn, ông bà ta thường dung kèm với thịt, một món rất dương. Nếu măng suông thì dễ xảy ra nhức mình nhức mẩy. Ăn khoai tây cũng vậy, món này rất Âm, người Tây phương tuy không rành nhiều về Dịnh học nhưng cũng biết phối hợp với thịt bò (món bít tết chẳng hạn), một thứ rất Dương để cân bằng trở lại. Và nếu không biết làm quân bình thực phẩm trong ăn uống, người ta đễ sinh bệnh vì quá thừa Âm hay Dương, chớ không chi lạ. Tuy nhiên sự phối hợp trên không chắc gì chính xác cho người sử dụng, nên chúng ta cần phải thận trọng trong sự phối hợp các món ăn thiên lệch thái quá.
Vậy ngày nay người ta hoảng lên vì hóa chất đã làm cán cân thực phẩm quá nghiêng bên nọ bên kia, nhưng không phải thế mà dùng những thực phẩm không hóa chất, rồi chẳng đếm xỉa gì đến điều quan trọng cốt tủy là tỉ lệ cân bằng giữa Acid và Kiềm, giữa Kali và Natri, 5/1 trong chúng!
Chính phát kiến trên làm cho chúng ta thấy, mặc đầu các nền y học hiện nay kỳ diệu thì có kỳ diệu đấy, nhưng chúng phát sinh cái vòng luẩn quẩn, thuốc thì làm cho cơ thể lập lại quân bình, tạm có nghĩa người bệnh bớt bệnh hay hết bệnh, nhưng họ lại ăn uống hầu như thả giàn không quân bình thì cái quân bình của thuốc thang mất đi công hiệu, thời gian sau đó và ai cũng thấy đâu vẫn hoàn đấy, bệnh vẫn hoàn bệnh, không dứt điểm và tuyệt nọc được.
Phải chăng cái “ù ờ ví dầu” này là cái “vui chơi”, cái “trò cút bắt”, cái “san sẻ tài chính” giữa con bệnh và thầy thuốc cho đoạn ngày đoạn tháng, đoạn năm, chẳng mộng mơ gì đến điều thiêng liêng cao cả – Trí phán đoán tối cao (Đại và Chân hạnh phúc) – Mà chúng ta hy vọng có thể thành tựu trong một kiếp con người ngắn ngủi!