Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh tiểu đường, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà mẹ. Tổng số lượng calo cần phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi, mức độ vận động, thai đơn hay thai đôi.
Không nên ăn kiêng trong thời kỳ mang thai bởi vì như thế không đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu và em bé, tăng nguy cơ sinh non.
Thực hiện theo hướng dẫn sau đây để có một thực đơn ăn uống lành mạnh cho người phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ:
1. Carbonhydrate
Lượng Carbonhydrate không đủ có thể dẫn tới lượng đường trong máu hạ thấp (hạ đường huyết) cho phụ nữ sau khi tiêm insulin, lượng carbonhydrate cao sẽ dẫn đến việc tăng lượng đường trong máu. Carbonhydate có 2 dạng là dạng phức tạp và dạng đơn giản. Dạng đơn giản làm chuyển hóa nhanh thành đường trong máu và làm cho người ăn nhanh đói. Người bị tiểu đường nên ăn loại carbonhydrate phức tạp để tránh sự thay đổi đột ngột lượng đường trong máu. Loại carbonhydrate này có trong gạo lứt, bột yến mạch, mỳ sợi, lúa mì và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác. Thêm vào đó nên ăn trái cây tươi ít ngọt, sữa không đường, rau củ quả tươi.
Hạn chế đường tinh luyện và các loại thực phẩm có hàm lượng cao các đường tinh chế (đồ ngọt); tinh bột tinh chế (cơm gạo trắng), khoai tây, nước hoa quả đóng hộp.
2. Chất đạm, chất béo.
Chọn những thực phẩm giàu đạm gốc động vật như thịt lợn nạc, thịt gà nạc bỏ da; các loại đậu đỗ.
Nên chọn chất béo không bão hòa đơn và chất béo omega-3 có nhiều trong cá đặc biệt là cá hồi.
3. Chất xơ
Ăn uống đủ chất xơ hàng ngày để ổn định lượng đường trong máu và giảm táo bón (hiện tượng phổ biến trong thai kỳ). Các thực phẩm nhiều chất xơ như gạo lứt, táo, chuối, lê…
Hãy bổ sung vitamin B12 từ thực phẩm như thịt bò, đỗ đỏ và Canxi từ hải sản. Tránh những thực phẩm chứa caffeine, không uống rượu bia. Một số loại thảo mộc có thể gây sinh non và thay đổi đột ngột lượng đường trong máu. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu muốn dùng bất cứ loại thảo mộc trong quá trình mang thai.
Dưới đây là thực đơn mẫu cho người bị tiểu đường thai kỳ theo thực dưỡng:
Gạo lứt là thực phẩm giàu chất xơ, giàu Magie và các dưỡng chất khác tốt cho bà mẹ và thai nhi. Lượng chất xơ cao giúp chuyển hóa chậm lượng carbonhydrate thành đường, cơ thể kịp sản xuất insulin đưa đường vào tế bào. Chất xơ làm cho phụ nữ mang thai không bị mắc táo bón, trĩ. Lượng Magie cao trong gạo lứt thúc đẩy sự hoạt động của hơn 300 enzim, trong đó có enzim kiểm soát lượng đường trong máu.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn đủ 6 bữa/ ngày, mỗi lần ăn vừa đủ. Không để đói, ăn uống lặt vặt.
– Bữa sáng là bữa quan trọng nhất: Ăn 1 bát cơm gạo lứt với thịt nạc, trứng và rau quả tươi. Hoặc ăn phở gạo lứt, bún gạo lứt nấu với thịt bò. Uống nước trà gạo lứt đậu đỏ (đậu đỏ bổ sung thêm sắt)
+ 9h sáng: uống sữa thảo mộc (thành phần gồm có gạo lứt rang, nếp lứt rang, đỗ đỏ rang, hạt sen lứt, ỷ dĩ, kê, xay nhuyễn không đường) để tránh đói.
– Bữa trưa: Ăn 1-2 bát cơm gạo lứt với thức ăn như thịt, cá, trứng, rau xanh. Nên ăn nhiều cá. Uống nước trà gạo lứt, đậu đỏ. Sau ăn tráng miệng bằng trái cây ít ngọt như bưởi, cam, củ đậu, quả lựu…
+ 3h chiều: Ăn bánh gạo lứt vừng đen; ăn cốm gạo lứt rang, hạt óc chó, hạnh nhân để tránh đói và tăng cường dưỡng chất. Uống sữa thảo mộc, sữa tươi, hoa quả tươi.
– Bữa tối: Ăn 1 bát cơm gạo lứt với thức ăn như bình thường. Ăn quả bơ, bưởi tráng miệng
+ 9-10 h tối uống sữa thảo mộc hoặc sữa tươi.
Lưu ý:
– Không nên uống sữa bầu, nước ngọt vì chúng có hàm lượng đường tinh chế cao.
– Không ăn mía và những thức ăn ngọt
– Một ngày nên ăn 6 bữa, không nên kiêng khem quá mức, không ăn lặt vặt, một bữa không ăn quá nhiều.
– Không ăn thực phẩm đóng hộp