Phương pháp Ohsawa cho bác sĩ tử thần – Vào ngày 04/06/07, trên báo Tuổi trẻ có cho biết thông tin “Bác sỹ tử thần ra tù”. Ông bác sỹ này đã “giúp” thân chủ của mình ra đi vĩnh viễn bằng một cách êm đềm bằng cách tiêm độc dược cho họ. Ông ta không được chính quyền Mỹ chấp nhận cái lối hành xử như vậy nên đã bị bỏ tù và đã ngồi trong đó đến 8 năm. Ông nghĩ sao, chớ những bệnh nhân tuyệt vọng của bác sỹ trên và ngay cả ông bác sỹ này nữa, mà biết được Phương pháp Ohsawa thì ông có chắc rằng ho sẽ đâu còn dự vào cái giải pháp khốn nạn quá đau thương kia?
Khi con người đi vào đường cùng mà lại bị đau đớn thân xác thì họ chỉ có giải pháp là chết đi cho rồi. Nhưng nếu tình trạng không đến nỗi quá đáng như bệnh nan y kèm theo sự đớn đau thì có lẽ họ không dám liều mình. Câu chuyện “Thần chết và lão tiều phu” của La Fontaine là một minh chứng thú vị:
“Đành chết là hết nợ
Sao mà ai cũng sợ
Mới hay bụng thế gian
Khổ mà sống còn hơn!”
(Nguyễn Văn Vĩnh dịch).
Thế là cuộc sống vốn vô cùng quý giá, hơn mọi thứ trên đời này mà chỉ hoàn toàn bế tắc nên mới ra nông nỗi.
Một cánh cửa hẹp trong hoàn cảnh này quý giá biết bao nhiêu. Hẹp lúc đầu nhưng càng đi, càng thấy con đường rộng mở và mở ra thênh thang. Trừ những con người mà bộ óc hoàn toàn tăm tối, không phân biệt được điều chi, còn ngoài ra đó là chiếc phao cứu sinh hoàn toàn đáng tin tưởng vì khoogn có cái cảnh lợi dụng hoàn cảnh ngặt nghèo của bệnh nhân để mưu đồ lợi nhuận.
Dầu cho con bệnh có đau đớn đến đâu, một khi áp dụng giải pháp tối ưu là số 7 hay nhin ăn trong một vài ngày đầu thì sức khỏe có dấu hiệu phục hồi ngay, giống như một cái bong bóng bơm căng chỉ chực nổ tung mà nay thì cho xì hơi ra bớt và không còn thổi ra nữa.
Nhưng ai là người dùng phương pháp này để “tiêm”cho bệnh nhân một liều “an thần” vương đạo để phần đông thiên hạ cũng như pháp luật khỏi mệnh danh họ là “tử thần”. Đó là thầy thuốc hay bác sỹ chớ ai. Họ là giới người được quần chúng hầu như tin tưởng. Thôi thì không còn khám bệnh lấy tiền bệnh nhân được nữa thì cũng nên “làm phước” chỉ cho họ một con đường mà chắc chẳn rằng dầu không thích nghiên cứu chớ giới bác sỹ cũng từng nghe “phong thanh” đâu đó và hồi nào. Câu chuyện tôi từng kể về một phụ nữ bị cho rằng không thể lập gia đình, mà có lập gia đình thì không được có con là một ví dụ vô cùng cụ thể và có bằng chứng hẳn hoi.