Giá trị dinh dưỡng của vừng – Mở bất cứ một quyển sách dinh dưỡng nào có bảng so sánh các món ăn ra, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy trong vừng có một tỉ lệ canxi nhiều vào bậc nhất trong tất cả các món ăn đã được liệt kê (kể cả thịt cá), ấy vậy mà các bà mẹ chăm cho trẻ ăn bất cứ món gì ngon bổ khác hơn là vừng để tránh bệnh còi xương cho con. Tại sao vừng bị coi thường đến vậy?
Hay có lẽ từ trong dân gian các gia đình ngèo mới hay ăn vừng và do đó vừng chỉ là món ăn của người nghèo? Có lẽ tâm lý sợ nghèo này mà vừng chưa được đánh giá đúng mức chăng. Qua một thời gian gia đình chúng tôi làm các món ăn dưỡng sinh và không ngừng tuyên truyền về món ăn truyền thống này. Trên thị trường vài năm nay có món dầu vừng càng ngày càng được mến mộ, cho thấy quan điểm của dân chúng đã được đổi mới, chúng tôi rất lấy làm vui mừng khi thấy vừng đã được coi là món thượng phẩm. Nhiệt độ dù lạnh đến đâu dầu vừng vẫn không đông. Cho nên mùa đông dầu nào không đông là loại dầu tốt, nên dùng, nếu ai đã từng một lần được ăn dầu chưa tinh chế sẽ không bao giờ quên nổi vị ngọt béo bổ dưỡng của nó.
Trong đông y vừng coi là một vị thuốc. Trong sách của Hải Thượng Lãn Ông, vừng được đánh giá như sau: Vừng có vị ngọt, tính bình không độc vào bốn kinh phế, tỳ, can, thận tác dụng ích cam bổ thận, nuôi huyết nhuận tràng, hòa năm lạng, là thuốc dự dưỡng cường tráng, chủ trị thương phong hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng tai mắt, thúc đẻ, sát trùng, tiêu uất kết, quên đói, sống lâu.
Đặc biệt nhất của Vừng là nó chứ lượng chất khoáng canxi nhiều nhất trong tất cả cá loại thức ăn của con người, vì thế để tráng bệnh còi xương cho trẻ không thể không ăn vừng.
Vừng trong sách cổ gọi là Hồ ma, trong sách thuốc gọi là cự thắng tử. Vừng có 3 loại đen, vàng, trắng. Để làm thuốc người ta dùng vừng đen (hồ ma). Theo báo cáo thí nghiệm của những nhà dinh dưỡng học ngày nay thì vừng có 50% chất béo, còn là chất đạm, canxi, lân và một ít sắt, ăn vào có thể nhuận táo, bổ thận, làm thức ăn bổ, làm mạnh người, làm thơm ngon. Các sách Bảo thảo Thần Nông, Tùy tức cơ thực phổ, Bản thảo Cương mục cổ đều ghi chép. Trung y dùng làm vị thuốc đã có lịch sử rất lâu đời. Nay xin giới thiệu cách ăn như sau.
Anh Nguyễn Minh Thái có lần nói với tôi: thượng đế thương yêu loài người lắm mới ban cho loài người cây vừng!