Gạo lứt muối mè hoặc lúa mì, bắp là chính? Tuy “dĩ nhất biến ứng vạn biến” nghĩa là trong bất cứ bệnh gì cũng lấy giạo lứt hay ngũ cốc khác như lúa mì, lúa mạch, bắp, kê…làm cơ sở, chúng ta có còn thêm những món ăn nào khác đặc trị cho từng bệnh khác nhau không?
Đúng như trong quyển “Hướng dẫn thực hành về nền Y học Trường sinh Viễn Đông” là bất cứ bệnh gì nếu ta muốn chữa nhanh thì tỷ lệ cơm gạo lứt và lê ghim phải là 95-5 ngoài việc phải cữ kiêng một số đồ ăn. Tuy nhiên, trong sách cũng đề ra một số món đặc trị cho riêng một số bệnh hoặc dùng trong hoặc dùng ngoài. Ví dụ bệnh về khớp, phong thấp ta nên ăn nhiều gạo rang, bệnh về suyễn, viêm xoang ngoài việc ít uống nước, cữ đồ ngọt, trái cây…nếu ta ăn thêm củ sen chiên hay hấp thì bệnh mau dứt điểm hơn; bệnh mất ngủ, ta nên ăn thêm một hai muỗng muối mè buổi tối hay dùng bột sắn dây; bệnh béo phí thì dùng thêm nước củ cải trắng trong 3 ngày; bệnh cảm mạo thì ăn thêm củ cải muối; bệnh đau nhói trong tim thì nên ăn thêm cháo nấu bằng gạo chiên với dầu mè hay ô liu hay ăn thêm mi sô chiên với dầu mè; bệnh đau mắt thì có khi nhỏ bằng dầu mè (bán ở các nơi kinh doanh hàng thực dưỡng Ohsawa) lại hay hơn nhiều loại thuốc tây; còn đối với bệnh tiểu đường thì ăn cơm trộn với đậu đỏ và dùng các món lê ghim như bí đỏ, poa rô, cà rốt thay đổi nhau; đặc biệt bệnh về gan, không nên ăn nhiều và cơm thì không nên xay nhuyễn ra mặc dù tuổi già răng rụng hết. Sơ lược nói như thế, người bệnh có thể dò hỏi kinh nghiệm nơi những người đi trước để họ tư vấn cho.
Ngay cả khi ta tự nghĩ rằng mình ăn đúng phương pháp nhưng sao không thấy bệnh thuyên giảm nhiều thì nên dò hỏi những bạn bè đã từng kinh nghiệm chứ không nên bỏ ngang rồi sinh ra chê cười, phản bác vì điều ấy chỉ làm cho ta mất đi lợi ích của chính mình mà thôi.