Canh dưỡng sinh với phương pháp Ohsawa – Hiện nay có một số người khen “ Canh dưỡng sinh ” là hay lắm, chữa được nhiều bệnh ngặt nghèo, ông có dùng món thuốc này không và thấy như thế nào nếu ta dùng chung với phương pháp Ohsawa?
Tôi có một người quen, khi nói chuyện về món thuốc này, họ cho biết có dùng qua, lúc đầu thấy đỡ đỡ nhưng về sau không thấy cải thiện gì và xung khắc với một bệnh khác của bà, nên bỏ luôn. Còn tôi, đọc sách thấy phương pháp hay cũng tìm mua đủ vị về dùng thử nhưng không thấy gì mới lạ nơi tự thân nên thôi. Có lẽ vì tôi đâu có bệnh nên uống thuốc không thấy tốt chăng. Tuy nhiên sách hấp dẫn quá nên thôi mua một ít tặng cho một số người thân vì nghĩ rằng họ không ăn được cơm gạo lứt thì nếu uống nước canh này mà đỡ bệnh cũng đỡ khổ thôi. Tôi không chấp nê, coi phương pháp mình đang dùng là tuyệt đối mà bỏ qua cái đáng coi là tuyệt đối, chính là sức khỏe con người. Họ dùng phương pháp này không được thì tìm một phương pháp khác cho họ. Nhưng canh này qua một thời gian trải nghiệm, không thấy ai tỏ ra mừng rỡ như nhặt được một của báu, một phần có lẽ không tương ưng với bệnh mình, hơn nữa một trong các vị của toa thuốc là củ ngưu bang rất đắt và không dễ tìm chăng?
Theo tôi nhận xét thì nếu ai đó thấy loại canh này thích hợp cho mình thì cứ mua dùng. Còn như không thấy hay lắm thì hơi hơi hiệu nghiệm và hơi tốn tiền thì trong phương pháp Ohsawa cũng có nhiều thức uống mà trong giới thực dưỡng nhiều người khen rất hay, khá” kì diệu”, ít tốn kém thì tại sao chúng ta không dùng thử xem sao như nước trà gạo lứt rang, trà ô mai muối có trộn bột sắn dây, nước tương tamari, nước gừng, nước trà già (trong phương pháp Trường Sinh và Đạo Thiền,…)
Chúng tôi xin nói thêm nơi đây là, nếu ăn uống theo phương pháp Ohsawa thì việc uống nước nhiều là không nên vì nước là âm mà uống nhiều nước thì cơ thể âm hóa, một trong những nguyên nhân chính yếu dễ nhiễm bệnh hoạn.
Thế nên chúng ta cần phải thận trọng đối với những gì quảng cáo và khi áp dụng thấy không tốt gì lắm mà lại tốn kém và phiền toái thì phải dè dặt, coi chừng!