Ăn uống đúng phép quân bình âm dương? Hiện nay nhiều nơi có sở sưu tầm thuốc nam và bào chế dược liệu, theo ông việc đó có cần thiết hay không trong khi chúng ta cứ ăn uống đúng phép (nghĩa là làm sao cho cơ thể quân bình âm dương) là con người luôn luôn được khang kiện và đâu có sợ bệnh hoạn gì?
Người ta thường nói: “Bá nhân bá tánh” thành thử ai làm gì cũng được miễn là việc đó không phạm pháp luật, nhất là đồng thời làm lợi ích cho con người không nhiều thì ít. Tuy nhiên trong vấn đề hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh, để được một vị thuốc hay người ta phải đổ ra không biết bao công sức tìm tòi và nó thường chỉ có giá trị cục bộ lại thường đắt đỏ. Vậy thì thuốc hay đâu có tính phổ thông cho đại chúng. Mà dầu có phổ thông đi nữa thì tính cách lý luận và giáo dục chắc gì có. Thành thử, chúng tôi nhận thấy bất cứ ngành dược nào cũng không qua mặt được ngành thực dưỡng đúng quân bình. Âm-Dương là ngành triết học thái cổ được ngưỡng mộ cho đến ngày nay. Quốc kỳ Hàn Quốc cũng lấy biểu tượng của những quẻ Dịch. Và phương pháp Ohsawa cũng dựa vào Dịch để triển khai về mặt sinh học và sinh lý tâm lý cùng luận lý để đem đến cho con người một sức khỏe toàn triệt trên hai bình diện thể xác và tinh thần.
Hơn thế nữa, thuốc đâu có cho con người thêm no đủ. Phương pháp thực dưỡng có được điều đó. Ăn no cái bụng mà không tốn kém bao nhiêu, lại được như có thuốc tốt tẩm tưới vào người. Một công đôi việc – nhất cử lưỡng tiện, đó không phải là giải pháp mà ai cũng muốn thực thi trong thời buổi kinh tế khó khăn này sao?
Uống thuốc thì rất tốn tiền, có khi lại khó kiếm. Ăn cơm gạo trắng thì phải ăn nhiều tốn gạo, tốn đồ ăn phụ kèm theo. Còn ăn cơm lứt mà gạo ngày nay đâu đâu cũng có bán, nhai kỹ một chút thì không ai ăn được nhiều, mỗi bữa ăn chùng một đến hai chén là đủ sức làm việc cật lực cả ngày. Nhiều người nghĩ cứ cố ăn cho thật nhiều mới có sức mà làm việc, nhưng nào nỗi. Nói cho vui, cơm lứt như một năng lượng nguyên tử. Một con tàu phá bang chỉ cần vài kg uranium nhiên liệu là đủ đi làm việc ở địa cực trong vài ba năm.
Qua phương pháp Ohsawa, cái quan niệm ăn nhiều không bằng cái thực chứng là ăn ít mà ăn đúng, nhai kỹ. Nói về đời sống vật chất, chúng ta bớt lo cái nỗi cơm áo, gạo tiền, lại thêm bệnh hoạn chắc gì có ai ngoại lệ.
Hơn nữa, có thuốc nào cho ta một đời sống tinh thần vô cùng ổn định. Cái vấn đề giải thoát đối với tôn giáo về mặt sinh học và sinh lý dễ gì tìm được trong một thời gian ngắn ngủi vài ngày, vài tháng hay vài năm, chứ trong phương pháp thực dưỡng này chúng ta có thể thấy ngay, thấy liền, một cách cụ thể nhãn tiền. Một ông bạn cao tuổi nói với chúng tôi, hàng tháng con cái cho 200.000đ (tiền năm 2007) mà ông chỉ xài cho cơm lứt có 100.000đ, dư 100.000 đ. Mà 100.000đ quý vị thử nghĩ, chỉ có uống được 4 ly cà phê nơi có khung cảnh vườn một chút, chớ có nhiều nhỏi gì. Tiêu xài như thế thì đâu cần đạp xích lô, xe kéo, dãi gió dầm sương, cực khổ trăm đường, để kiếm miếng ăn.
Không ai có thể cột trói một con người ít lụy vật chất như thế được. Vậy đó là tự do chứ còn gì nữa và nếu chữ giải thoát là nói về tự do triệt để thì đối với cuộc sống không cần phải mưu sinh vất vả, vô bệnh, vô tật thì nó cũng ở đấy chớ tìm ở nơi đâu, chả lẽ phải chạy đi đầu lụy ở một nơi thanh am cảnh vắng cách ly nhân thế nào đấy mới giải thoát ư?