Ăn gạo lứt muối mè phải nhai kỹ trên 90 lần? Nhai kỹ có thể khiến cho bao tử làm việc “đỡ nhọc” thôi, hay còn có lợi ích gì thêm nữa không?
Đồ ăn muốn tiêu hóa tốt phải thành tựu 2 dạng: Về vật lý, phải mịn nghĩa là phải được nhai nhỏ. Chính điều này mà nếu không nhai kỹ, khi đi cầu ta thấy phân mang dấu tích còn nguyên những hạt cơm chưa tiêu và như vậy dầu có ăn nhiều nhưng chất lượng vào cơ thể không bao nhiêu. Về hóa học, thực phẩm phải có dạng đường glucose để thành dưỡng trấp với có thể đi thẳng vào máu. Khi nhai kỹ chất đường, thành tựu ngay nơi những búng nhai nhờ nước miếng mà giá trị của nó có lẽ còn hơn yến sào (nước miếng chim yến), bởi đó là chất yến của chính con người làm ra và để ý thì ta búng nhai hơi ngọt. Nhai một miếng bánh mỳ hơi lâu ta dễ kiểm chứng được điều này. Còn bao tử thì lúc nào chả mệt nhọc, lúc nào chả làm việc khi ta ăn. Có điều khi ta nhai kỹ, đồ ăn xuống đây được nhào nặn một cấp nữa và tỷ lệ hấp thụ được cao hơn khi không nhai kỹ. Qua kinh nghiệm khi ăn cơm gạo lứt nhai kỹ, mặc dầu ăn ít nhưng tôi thấy “bổ dưỡng”, thấy sung sức còn hơn ăn nhiều cơm gạo trắng.
Sự kiện trên cũng là điều cho ta thấy nếu nhân loại dùng gạo lứt thế gạo trắng thì lượng ăn tuy chỉ cần một phần ba thôi (ăn cơm gạo lứt thì tự nhiên ta không thể ăn nhiều được) mà sức khỏe vẫn sung mãn. Trong tương lai, dân số thế giới tăng, con người sẽ không hoang mang, lo sợ nhiều vì cái nguy cơ chính là thiếu hụt lương thực.
Theo Huỳnh Văn Ba biên dịch