Ai thì áp dụng dược phương pháp Ohsawa – Theo ông thì coi như Phương pháp Ohsawa rất hay trong công cuộc hỗ trợ điều trị bệnh, thế thì những người tàn tật không bệnh có cần phương pháp này không?
Như chúng tôi đã luận về vấn đề thế nào mới là khỏe mạnh, mới là không bệnh trước đây. Khỏe mạnh đòi hỏi phải có nhiều tiêu chuẩn mà không ai có thể tự hào rằng mình có đủ. Huống chi, không những không được như thế mà lại thêm tật nguyền thì chúng ta thiệt thòi quá đáng vậy. Nói cho đúng thì phương pháp Ohsawa ra đời không cốt là dùng để hỗ trợ điều trị bệnh thể xác con người, mà điều quan trọng là hiến dâng cho họ một pháp môn để khai mở trí phán đoán bản hữu tuyệt vòi từng bị che lấp hồi nào. Chúng ta há không biết một nhà khoa học tàn tật Anh hiện nay, S.Hawking, làm việc ở cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA sao? Ông ta đã vượt qua mệnh tật nguyền để trở thành một nhà khoa học không thua gì Einstein, há không phải là nhờ có một bộ óc hơn người hay sao? Cái thân thể tàn tật nào ăn nhằm gì khi so với cái tinh thần vô hạn. Mà cái bí quyết làm sao có được một bộ óc kỳ diện thì nào ai biết và người ta chỉ biết đổ cho bẩm sinh. Nhưng đối với Ohsawa lại khác.
Trong nguyệt san PU số 90 tháng 12/76 có viết: Một ngày nọ, tại Bruxelles (Bỉ), giám đóc nhà bang đến thăm G.Ohsawa. Gặp Tiên sinh, ông ấy tán than: “Tiên sinh thật là một thiên tài bẩm sinh!” G.Ohsawa đáp ngay: “ Không, tôi không thiên tài chút nào và nhất là không phải là thiên tài bẩm sinh. Chỉ và đơn giản nhờ vào hột gạo lứt mà tôi có thể đạt tới trình độ của tôi ngày hôm nay. Đơn giản thế thôi, nhưng đó tất cả đòi hỏi của Thuật Trường sinh.” (Trong ngôn từ Nhật bản, ăn cơm gạo lứt có nghĩa là “ăn uống theo Thuật Trường sinh”). Ai đã từng đọc qua nhiều tác phẩm của Ohsawa, tất thấy rằng bộ óc của Tiên sinh rất kỳ diệu. Môn học nào Tiên sinh cũng rành: Vật lý, hóa học, sinh vật học, nông học, y học Tây cũng như Đông, Châm cứu, rồi Tôn giáo Triết học tới phát minh luyện kim ở áp lực thấp…rồi qua luận lý phát giác nguồn gốc của loài người và Vũ trụ được hình thành như thế nào, được trình bày một cách vô cùng dễ hiểu (xem L’Ere atomique et là Philosophy d’Extreme Orient)…Thế mà Tiên sinh chỉ là người tự học, tự rèn luyện, không xuất thân từ một đại học nào cả. Thật là kỳ diệu đến nỗi khó tin đối với nhiều người là chỉ nhờ vào cách ăn uống đúng phép mà từ một người bình thường bệnh hoạn như chúng ta, bộ óc của Tiên sinh nẩy nở, phong phú không biết đường nào.
Thuyết minnh cho các nhà khoa học Tây phương, tiên sinh đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa chẳng khác những công án thiền trong Phật giáo, không ai trả lời nổi. Hào hùng thay, một người Á Đông mà đi vào thế giới khoa học Âu Mỹ, không một chút nao núng sờn lòng, vô cùng tự tại, tràn đầy khí phách của một bậc Tông sư.
Sống thì ai cũng phải ăn, nhưng ăn cái gì và như thế nào để không những được sống khỏe mạnh mà còn được khai mở trí phán đoán tuyệt vời đang khuất lấp của chúng ta, đó là điều không những cần thiết cho bất cứ ai, nhưng thật vô cùng cần thiết cho những con người nhỡ mang một cơ thể khuyến khiếp, tự thấy mình hiển nhiên là thua sút mọi người.