Phương pháp Ohsawa với đạo đức con người? Trong các gia đình, chúng tôi thấy có những đứa trẻ rất dễ thương, lễ phép, chăm học, vân lời dạy bảo tốt lành của cha mẹ, thầy cô; nhưng ngược lại cũng có nhiều trẻ tánh tình kỳ cục, mất dạy, ai thấy cũng ghét, cha mẹ dầu dùng biện pháp mạnh là đánh đập nhưng chứng nào tật nấy, không sao sửa được. Vậy phương pháp Ohsawa có giúp có chúng điều chỉnh được tính tình để trở thành một đứa trẻ tốt lành mà mẹ cha hằng mơ ước hay không?
Quả thật như vậy, có những đứa trẻ dầu hư hỏng nhưng rất dễ dạy nếu các bậc trên trước rành tâm lý để dạy bảo. Trong xả hội văn minh ngày nay, đường hướng tâm lý coi như được các nhà giáo dục chú trọng và môn tâm lý họ được coi như một môn học đắc dụng và số người học môn này lấy các bằng cấp cao tiến sỹ không phải là hiếm. Thế nhưng cũng như thuốc, tuy trị được nhiều bệnh, nhưng có những bệnh nan y không thuốc nào chữa được, dầu có cố đến đâu thì cũng đỡ tạm chớ không dứt hẳn. Điều này, ta thấy nơi những tội phạm, có những kẻ vào tù ra khám như ăn cơm bữa mà xã hội như chỉ còn có cách cho ra khỏi cộng đồng. Cũng như thuốc bất lực trước các chứng nan y, còn phương pháp Ohsawa có hơn gì các liệu pháp tâm lý như đã từng tỏ ra rất tuyệt vời đối với các bệnh thể chất của con người?
Chúng ta để ý rằng, con người hư hỏng, họ rất ngoan cố và ngạo mạn. Họ hư từ gốc tâm táh, từ bẩm sinh, từ gốc tế bào, thành thử không một ai cải tạo họ nổi ngay khi tuổi đời còn rất bé bỏng. Vậy nếu ai đó mà muốn cải hóa họ thì phải dựa vào một đường hướng khác, làm kẻ bị cải hóa không biết là mình đang được cải hóa. Chỉ có đường hướng sinh học mới làm được như vậy vì sự việc được thành tựu từ nơi “vô ngã vô nhân” mới làm cho con người ấy đang được thay da dổi thịt và không cảm thấy khó chịu vì sự hiện diện của “thầy đời”.
Vậy những bậc cha mẹ muốn dạy con “mất dạy” hay những trung tâm cải huấn muốn cải tạo tận căn để những tội phạm “cứng đầu”, họ phải dùng liệu pháp sinh học thiên nhiên mà khỏe khoắn nhãn tiền trong một thời gian không thấy lâu dài. Chứng minh cho điều này là ở nhà tôi có một chị giúp việc, chữ nghĩa không bao nhiêu, sau khoảng một năm ăn cơm gạo lứt ở trong nhà tôi, một ngày nọ nói chuyện vui, chị thú thật: “Độ này không biết sao tôi ít nói, hiền bớt rồi, chớ trước đây tôi nóng tính, rất dữ, dễ ăn thua đủ với mọi người…” Còn về phần tôi, mỗi ngày tôi cũng thấy mình dễ chịu hơn. Tôi thích thua mọi người hơn là hơn thiên hạ. Chính điều này, tôi nhận thấy mình có nhiều bạn thân hơn và họ sẵn sàng giúp đỡ khi họ nhận thấy tôi có khía cạnh nào đó cần giúp đỡ mà không cần ngỏ ý. Đó là điều mà trước đây tôi chưa từng có.
Phương pháp Ohsawa đã làm cho tinh thần con người dễ ổn định. Mà đã ổn định một phần nào của chất liệu “thiền”, con người ta “dễ chơi” hơn, dễ có nhiều bạn thân chân thật hơn và khó có ai ghét bỏ mình. Thế là cuộc sống không còn phải “than trời trách đất” và vũ trụ này, sáng mở mắt ra là ta thấy, dường như – mà quả thật như thế – tất cả đều dành hết cho ta. Ôi, một hạnh phúc từ máu thịt của ta, khó có một ai đánh đổ.
60. Tại sao trong sách Ohsawa thường nói, ta phải tri ân bệnh tật. Bệnh làm ta đau khổ mà tri ân cái nỗi gì?
Quả thật thế, câu nói của Tiên sinh dường như là một nghịch lý. Nhưng chúng ta thử nghĩ xem, nếu đường đời mà bằng phẳng thì con người đâu có giỏi giang gì, đâu có học hỏi gì. Nếu chúng ta xem lại những ngày đầu tiên làm máy bay, những máy bay của an hem wright có chiếc nào bay lên được và biết bao chiếc của những người cùng nhiệt huyết đều chung số phận và thân thể họ thì trầy vây tróc vẩy. Họ đâu có chịu thua. Rồi trải qua hơn trăm năm, ngày nay chúng ta có những phi cơ không những an toàn hơn và bay nhanh mà vô cùng tráng lệ. Bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, nếu ta thành công sớm thì không học hỏi nhiều và cái thành công ấy có thể là thiếu bề dày kinh nghiệm và được vững chãi cùng năm tháng. Có đau khổ, có đớn đau, có cay đắng nhiều bề, có trăm đường tủi nhục thì thành công mới thú vị và có thể kể thành một câu chuyện đời vui cho con cháu mai sau. Thế là ta cũng nên tri ân cuộc đời từng bạc đãi ta chứ.
Về bệnh hoạn cũng thế. Bệnh mà hết nhanh cũng không hay lắm đâu. Có trầy trật ta mới học hỏi nhiều và kinh nghiệm nhiều để giúp đỡ cho kẻ khác vì trong cuộc chữa trị không phải ai cũng giống ai đâu.
Hơn nữa, nếu bệnh lành nhanh, ta dễ “dữ ngươi” mà vội coi thường bệnh hoạn của mình, không trị đến tận gốc, đến nỗi một ngày xấu trời nào đó, nó sẽ trở lại nặng hơn mà mình đỡ không kịp.
Và chúng tôi cũng xin nói thêm, phương pháp Ohsawa ra đời với một mục đích cao thượng và tuyệt vời là giúp chúng sinh khai mở trí phán đoán siêu việt tiềm ẩn trong mỗi con người để họ sống một cuộc đời thật là tự do, thật là thoải mái, thật là công bình trong bất cứ tình huống nào dầu cho có phong ba bão táp, nên nếu mà không bệnh hay hết bệnh nhanh thì con người không chịu ăn uống đúng phép quân bình lâu dài nên những lợi ích tinh thần vô cùng cao quý nói trên sẽ không thành tựu và họ chỉ có thể sống tương đối khỏe và hạnh phúc, nhưng hai thứ này chỉ hiện hữu một cách phiến diện và hoàn toàn là phù du mộng ảo.