Hạt gạo lứt đỏ ngũ cốc đặc biệt – Gạo lứt đỏ có thể là loại hạt cổ xưa nhất trong ngũ cốc, được trồng theo tập quán ở phương Đông, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản, ngày nay cây lúa được trồng khắp thế giới kể cả ở Hoa Kỳ.
Cây lúa được mang vào Hoa Kỳ trong thời kỳ thuộc địa và ban đầu trồng ở Miền Nam. Ngày nay, lúa gạo chủ yếu được trồng tại Arkansas, Louisiana và California. Sau lúa mì, gạo là loại hạt được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới.
Hạt gạo lứt đỏ có nhiều carbon hydrate phức hợp, bồ tạt, phố pho, vitamin B và niacin. Giống như các loại hạt nguyên hạt khác, Hạt gạo lứt đỏ rất ít chất béo nhưng chứa nhiều đạm (protein) sắt và các loại khoáng chất khác.
Gạo có thể được nấu bình thường hay dùng áp suất và rang. Để nấu cơm theo cách thông thường, bạn vo hạt gạo lứt đỏ sạch sẽ, rồi đổ vào nồi, thêm một nhúm muối rồi đun sôi. Khi nước sôi để lứa nhỏ sôi trong khoảng 1 giờ, Nếu muốn, bạn có thể thêm vào trong cơm một vài lát hành hay cà rốt trong khi nồi cơm đang sôi.
Để nấu cơm bằng nồi áp suất, bạn vo gạo rồi cứ 1 chén gạo đổ vào 1 chén rưỡi nước, thêm một nhúm muối. Siết chặt nắp nồi áp suất và đặt nồi trên bếp đun được cài ở chế độ nóng mạnh nhất. Nồi cơm sẽ đạt đến áp suất nóng sau 10 phút, rồi van điều tiết trên nồi áp suất bắt đầu xì, xả áp suất thừa ra. Lúc này, hạ nhiệt bếp đun xuống mức thấp và để như thế trong khoảng 45 phút cho gạo thành cơm. Sau đó, tắt bếp và để cho áp suất trong nồi từ từ giảm xuống. Bạn có thể làm giảm nhanh áp suất xuống bằng cách cho nước chảy quanh đáy nồi. Mở nắp nồi ra và xới cơm ra bát. Thêm một trong các loại gia vị bạn ưu thích.