Cách làm cơm nắm gạo lứt muối mè – Cơm nắm, một món ăn quen thuộc dường như không người Việt Nam nào lại không biết hoặc chưa một lần nếm thử.
Cơm nắm không biết có từ bao giờ, có lẽ từ xa xưa lắm, thuở người Việt biết dùng gạo nấu cơm. Cơm nắm đã trở thành bữa ăn lót dạ cho người nông dân làm đồng xa, trẻ con ăn vào thấy dai dai ngon ngọt rất thích ăn.… Thủ xưa cho những cô cậu học trò đi học xa nhà ở làng bên hay người lữ hành trên dặm đường dài… Nay món ăn dân dã bỗng trở thành món quà “đặc sản của hồn quê” nơi thành phố, chốn văn phòng cho nhân viên cho những cuộc đi chơi xa trong ngay làm xao xuyến tâm can biết bao người…
Ở các thành phố lớn ngày ngay cơm nắm muôi vừng còn vào tận những nhà hàng sang trọng, nơi tưởng như chỉ có chỗ cho những món sơn hào hải vị. Vậy mà cơm nắm vẫn tự tin sánh vai như một thứ đặc sản thanh tao.
Cách làm cơm nắm gạo lứt muối mè ngon ta làm như sau:
– Vo sạch gạo lứt đỏ với nước sạch. Gạo lứt sau khi vo sạch chấu sạn, chúng ta cho gạo đã vo vào một cái rổ để ráo. Tiếp theo cho gạo lứt vào nồi, thêm nước vừa đủ (nhiều quá thì cơm nhão không làm được khô quá cũng không làm được) và nấu chín. Các bạn lưu ý là cách nấu cơm nắm muối vừng ta phải sử dụng loại gạo dẻo, không được quá khô và không nên nấu ít nước vì nếu cơm khô thì khi nén cơm sẽ khó kết dính. Khi cơm chín thì dùng vá bới cơm ra rá và để cho nguội, không nên cho cơm vào tô nhé các bạn vị nếu cho vào tô thì cơm sẽ bị hấp hết hơi nước khi nén cơm sẽ khó. Tránh cho cơm ra tô sẽ làm cơm bị hấp hơi nước, khi nén khó dẻo.
– Cho một lượng cơm gạo lứt đỏ vừa đủ để nắm vừa 2 bàn tay vào một cái túi nilon sạch. Nhúng khăn chiếc khăn sạch đã chuẩn bị vào nước lạnh rồi vắt cho khô. Tiếp theo để túi nilon đựng cơm vào khăn sạch rồi nắm cơm chắc tay, các bạn có thể nắm nắn theo hình dạng tùy thích nhé! Khi cơm lứt dã dính chặt với nhau lại thành một khối thì gỡ túi nilon và khăn ra, để cơm lứt đã nắm ra ra đĩa. Tương tự làm cho tới khi hết cơm lứt.
Cơm nắm gạo lứt chỉ đơn giản là gạo lứt được nấu thành cơm rồi đem nắm lại thật chắc tay. Thế nhưng để có được những nắm cơm gạo lứt ngon cũng cần phải tinh tế lắm. Gạo lứt nấu phải là thứ gạo lứt ngon và phải nấu bằng nồi đất trên bếp củi hoặc rơm, chứ không nấu bằng nồi cơm điện vì sẽ làm cho cơm nắm bị khô, cứng và dễ rời rạc.
Ngâm mè đen hoặc mè vàng trong nước tầm 30 phút, vớt bỏ hạt lép nổi lên trên sau 30 phút thì trút ra để ráo. Bắt chảo lên bếp và làm nóng chảo trên lửa lớn tiếp theo cho mè vào đảo đều tay, đảo nhanh khi thấy hạt mè dậy mùi thơm và nổ lốp đốp thì tắt bếp. Sau đó thêm muối vào trộn đều đổ ra tô để chấm cơm nắm gạo lứt.
Cơm nắm gạo lứt chấm với muối mè rang giòn thơm ngon, chúng ta có thể đem đi theo người khi đi làm văn phòng công sở, đi dã ngoại, đi xa ít ngày ăn rất tiện lợi.
Cách làm cơm nắm onigiri Nhật Bản
Cơm nắm onigiri cũng không mấy phức tạp, đa phần phụ nữ Nhật đều có thể tự làm bằng tay. Onigiri Nhật đặc trưng với hình tam giác hoặc hình ovan song các bà nội trợ để làm hài lòng bọn trẻ thường có những biến tấu cho ra nhiều hình thù ngộ nghĩnh như hình mặt người, thú bông, người tuyết…. Bên cạnh đó, nếu không phải là người khéo léo, những khuôn nhựa có sẵn, tiện dụng cũng rất được ưa chuộng để làm cơm nắm onigiri.
Khác với cơm nắm ở Việt Nam để nắm cơm chắc nên cơm nóng phải được giã nhuyễn, cho vào khăn sạch nắm thì cơm onigiri Nhật Bản không cần cầu kỳ đến vậy. Để chống nóng và chống dính, trước khi nắm cơm bao giờ tay cũng phải nhúng qua nước lạnh. Những nguyên liệu không thể thiếu trong “nhân” onigiri là mơ muối, cá hồi hoặc cá ngừ khô trộn nước tương. Cơm sau khi nắm chặt tay thì lăn qua hai mặt với vừng đen hoặc vừng trắng rang thơm. Cuối cùng cơm được bọc một lớp lá rong biển.