Tác dụng của “Gạo lứt muối mè” – Phương pháp Ohsawa, chúng tôi không nói “Gạo lứt muối mè” có vẻ “khắc nhiệt” quá, người mà hiểu qua chắc không ai là không thấy cái hữu lý của nó. Cái hạt gạo lứt, chúng ta có thể nói một cách tuyệt đối là không một ai không công nhận cái tốt lành hiển nhiên của nó, thế mà sao trong xã hội, nhiều người còn lơ là ngay cả trong giới gọi là khoa học, trí thức hay tôn giáo. Ông có thể giải thích vì sao có tình trạng như vậy không?
Đáp: Đúng như ông nói, đây là cái lỗi của một nền văn minh và giáo dục thiên về cảm giác hơn là trí tuệ. Quý vị thử nghĩ xem có phải không, cái quán ăn nào, cái nhà hàng nào mà có những món ngon vật lạ là hầu như là đắt khách, chủ nhân của nó mau làm giàu. “Chỗ đó ngon hơn?” là câu hỏi ở đầu môi khi người ta mời nhau đi ăn nhậu ngoài đường! Và điều gì sẽ xảy ra về lâu về dài sau đó, chắc không ai là không kinh nghiệm nhưng hiện tại thấy ngon, thấy “không sao” là “tốt” rồi!
Thành thử những người theo phương pháp thực dưỡng phải là giới cần sự hiểu biết, cần có cái tâm chịu “phục thiện” thì mới áp dụng lâu dài. Họ còn cầu nguyện sao cho có phương tiện ăn uống đúng phé lâu dài, suốt đời cũng nên, chớ không phải hằng thấp thỏm “chừng nào ăn ra, ăn ra” nữa. Vì sao? Vì họ hiểu đây là một pháp môn vô cùng độc đáo, đặc biệt dành riêng cho họ, một đứa con cưng của đất trời. Trong cuộc sống văn minh ngày nay ai mà dám chắc mình sẽ không bệnh, nhất là những chứng ngặt nghèo, còn họ dẫu có mắc chăng thì cũng tự chữa được! Nhưng người trong giới Ohsawa dám chắc đáy và cái chắc ấy không phải là một niềm tin mà là cái thấy, cái biết như 2 với 2 là 4!
Vì thế những người trong giới thực dưỡng, ai cũng giống như nhà truyền giáo, không biết mỏi mệt là gì, đụng ai họ cũng tìm cách giới thiệu một pháp môn sống động trong một cõi đời đầy dẫy trắc trở và tràn lan khổ đau!
Ước mong sao, sự hiểu biết về môn thực dưỡng Ohsawa không bị ai đó cố chấp, vì ngành nghề … bóp méo sự thật và thiên nặng về cảm giác ngon dỡ, để bệnh viện không còn bị quá tải, để tiền của ký cóp dành dụm bấy lâu nay không một sớm một chiều hốt hoảng đội nón ra đi!
Theo sách “Hỏi Đáp Thực Dưỡng Ohsawa phần 2” Huỳnh Văn Ba biên soạn.