Tính chất các loại vitamine trong thực dưỡng thường dùng
SINH TỐ A
Sinh tố A kích thích răng, xương tăng trưởng, làm tươi nhuận da tóc, niêm mạc. Các cuộc thí nghiệm gần gây cho thấy loại sinh A cung cấp từ thực vật như ca rốt, bí đỏ, dưa hồng, mơ, mận, đào, dưa hấu, rau dền, su lơ… gọi là Béta Caroten còn có khả năng ngăn ngừa ung thư, và dùng nhiều không có độc hại. Còn loại sinh tố A có từ trong trứng, sữa, gan… gọi là Retinol, dùng nhiều sẽ gây độc hại cho cơ thể. Nhu cầu Vitamin A không cần dùng nhiều hàng ngày, vì nó là thể dầu tan trong chất béo, cơ thể tồn trữ chúng, nếu lạm dụng Vitamin A sẽ làm cho tính tình nóng nảy, chóng mặt, nhứt đầu, buồn nôn, buồn ngủ; mặt và chân tay thường sủi vảy, trẻ em dùng nhiều có thể rụng tóc và lông nheo, trẻ sơ sinh thường bị đỏ da và ngứa, tóc khô, môi khô nứt, nhác bú. Ngộ độc Vitamine A (dưới hình thức kết tinh nguyên chất) thì có triệu chứng gây rụng tóc, da khô sùi vảy, xương dễ gãy, bại xuội, xuất huyết rồi chết.
SINH TỐ B I (THIAMINE)
Vitamin B I cần thiết cho sự biến dưỡng chất đường, bột và sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh, nếu cơ thể thiếu Vitamine BI sẽ sinh bệnh phù thủng (Béri béri)
BI có trong cốc loại lứt, nhất là cám gạo, nên ăn gạo chà quá mất đi nguồn cung cấp. Vitamin BI tổng hợp từ hóa chất ở một số người không dung nạp trực tiếp, có thể gây phản ứng chết người, nhất là tiêm chích, còn uống có thể thấy tê lưỡi, hồi hộp.
VITAMINE B2 (CÒN GỌI LÀ RIBOFLAVIN)
Vitamine B2 cần thiết cho việc biến dưỡng các chất đường bột, đạm và chất béo, và giúp cho sự hoạt động bình thường của tế bào. B2 còn giúp bảo vệ các niêm mạc. B2 có trong rau xanh cốc loại lứt, các loại đậu, hạt hướng dương, mận, rong biển và hạnh nhân.
SINH TỐ B6 (CÒN GỌI LÀ PÉRIDOXIN)
Sinh tố B6 có nhiệm vụ giúp việc hấp thu và biến dưỡng chất béo, chất đạm và giúp cấu tạo hồng huyết cầu, đây cũng là chất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của hệ thần kinh. B6 có ở trong rau xanh, cốc loại lứt, bắp và loại quả hạt béo.
SINH TỐ B12 (CÒN GỌI LÀ COBALAMIN)
Sinh tố B12 cần cho việc cấu tạo hồng cầu và duy trì sự lành mạnh của máu huyết và hệ thần kinh. B12 có nhiều trong thực phẩm gốc động vật, nhưng cũng có trong rong biển, tương, chao, ngoài ra trong một số thực phẩm đã nhiễm sẵn loại vi khuẩn tạo ra B12. Nên khi động vật ăn rau cỏ vào bụng, loại vi khuẩn nầy sẽ tạo ra vi ta min
B 12 trong dạ dày, vì thế chúng ta thấy trâu bò chỉ ăn rau cỏ không hề ăn thịt mà vẫn dồi dào B12 trong thịt. Con người cũng là một động vật ăn rau cỏ, nên chúng ta không nên lo lắng rằng chế độ ăn chay không cung cấp đủ Vitamine B12 như nhiều người đã nghĩ. Trên thực tế cho thấy một chế độ ăn chay thuần túy không thịt cá nhưng cân đối và hợp lý sẽ đáp ứng cho nhu cầu cơ thể về năng lượng, về các chất dinh dưỡng như Protid, Glucid, Lipide và khoáng chất cũng như Vitamine kể cả Vitamine B12.
SINH TỐ C (CÒN GỌI LÀ ACID ACORBIC)
Sinh tố C giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, và cần cho sự tạo chất sợi albumin và phần mô xơ liên kết trong cơ thể. Vitamine C còn chống sự hoại huyết và xuất huyết. Tuy vậy theo phương pháp Tân dưỡng sinh thì Vitamine C là loại thịnh âm, nếu lạm dụng có thể gây tiêu chảy, oái mữa, nhứt đầu và mất ngủ. Giáo sư Oshawa khuyên nên dùng Vitamine C dưới dạng thiên nhiên rau trái, và nên dùng vừa phải thôi.
VITAMINE D
Cần cho sự tạo xương, răng, giúp cơ thể hấp thu calci, phospho, thực phẩm chứa nhiều Vitamine D là cá, nhất là gan cá (dầu gan cá). Dưới ánh mặt trời da và cơ thể sẽ tạo ra Vitamine D. Loại này ở dạng dầu và tan trong chất béo, nên có thể tích lũy trong cơ thể, nên không cần cung cấp hàng ngày. Những người cho con bú chỉ cần ăn thêm cá và rong biển cũng đủ lượng Vitamine D cần thiết. Nên
nhớ rằng nếu dùng Vitamine D quá mức có thể ngộ độc gây sạn thận, mất calci trong xương, đau nhứt khớp và cơ bắp, tích lủy vôi trong tạng phủ gây bệnh.
SINH TỐ E
Giúp cho cấu tạo tế bào máu đỏ, cơ bắp và các mô, giúp phụ nữ dễ thụ thai và dưỡng thai, tạo tinh trùng cho nam giới. Vitamine E tan trong dầu, tìm thấy trong lúa mì, mạch nha, đậu phụng, cải, xà lách, bơ sữa, dầu oliu, bắp và gan bò.
SINH TỐ K
Rất cần cho sự đông máu và biến dưỡng ở xương. Vitamine K có trong rau lá, khoai, su lơ, đậu xanh, đậu nành, tương, chao.
Trên đây là tính chất và công dụng của một số loại Vitamin đang lưu hành hiện nay. Còn vấn đề sử dụng Vitamin đối với sức khoẻ, thì chúng ta hãy theo lời khuyên của các khoa học gia Pháp trong nhóm SU. VI. MAX sau đây:
“Sự thật Vitamincó khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của hàng loạt loại bệnh từ chảy máu chân răng đến vô sinh. Song dùng quá liều các loại Vitamin, chắc chắn không bảo đảm cho chúng ta trường thọ, mà ngược lại nó còn làm phương hại một cách nghiêm trọng tới sức khoẻ con người. Nó có thể đẩy nhanh quá trình tiến triển của căn bệnh ung thư hay làm tổn thương đến tế bào thai”.
Đây là lời phát biểu của Giáo sư Serge Hercberrg, trưởng nhóm nghiên cứu SU. VI. MAX, trong một cuộc họp báo tại Pa ri Ôâng còn phát biểu tiếp:
“Tống vào cơ thể hàng tấn các loại Vitamin nhất là C và E, chúng ta không biết rằng chúng ta đã tự chuốc vào người những hậu quả khó lường”
Ông cũng đã đưa ra lời khuyên:
“Đã đến lúc chúng ta cần thay thế việc uống Vitamin tổng hợp bằng ăn uống hợp lý để có lợi cho sức khoẻ”.
(Theo báo Zdrowie I Zycie số 51/2003 / Phạm quang Thiều sưu tập đăng trong Tri thức Trẻ số 111 tháng 9/2003).