Gạo lứt điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường
Gạo lứt và các loại hạt nguyên chất khác làm giảm các triệu chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Khoảng 180 triệu người trên thế giới bị bệnh đái tháo đường và hàng năm có trên 1 triệu người đã bị chết do bệnh này. Ở Việt Nam cũng có khoảng 6 triệu người bị bệnh đái tháo đường.
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng gạo lứt có khả năng kiểm soát, quản lý và làm giảm hàm lượng glucose trong máu của những người bị bệnh đái đường. Lớp cùi của gạo lứt có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu, hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa và cải thiện sự tổng hợp insulin ở các người bị bệnh đái đường type I và type II. Các vitamin nhóm B, gamma-oryzanol, protein, các phức hợp carbohydrate, crôm, polysaccharide, hemicellulose, chất béo, chất xơ, các tocopherol, các tocotrienol và các chất kháng oxy hóa ở trong gạo lứt đều đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, do đó có thể kiểm soát, quản lý và điều hòa hàm lượng glucose trong máu ở người bị bệnh đái đường.
Gạo lứt và các hạt nguyên chất rất giàu magie, một khoáng chất tổng hợp từ 300 loại enzymes giúp quá trình bài tiết glucose và insulin.
Trong vòng 8 năm thử nghiệm trên 41,186 người phụ nữ da màu kết quả cho thấy mối quan hệ giữa magie, calcium với căn bệnh tiểu đường.
Mối nguy hiểm ở chỗ chỉ 31% phụ nữ da màu thường xuyên ăn các loại hạt nguyên chất so với những người ít ăn các loại thức ăn giàu magie. Khi các phụ nữ ăn kiêng chỉ nạp một chất magie vào cơ thể, khoảng 19% phụ nữ có thể giảm được sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường do lượng đường trong máu ở mức độ có thể kiểm soát được.
Tốt nhất là bạn uống trà gạo lứt đậu đỏ dễ sử dụng hơn để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Tổng kết kinh nghiệm do các bạn đã dùng trà gạo lứt đậu đỏ:
Sau 1 tháng, bạn sẽ thấy nước da bạn sáng nhuận, không còn khô nhám. Các chị nhiều khi không cần phải xài kem dưỡng da vì da đã trở nên láng tự nhiên, thấy tốt rất thích.
– Trong người khỏe không còn mệt mỏi, uể oải. Nửa đêm hay buổi sáng sớm thức dậy rất tỉnh táo, thiền lâu tốt.
-Uống nước trà gạo lứt đậu đỏ khoảng 3, 4 tuần bạn sẽ thấy trong người nóng, lở miệng… bạn đừng sợ, cứ tiếp tục vài ngày là hết. Sau đó, cơ thể tự điều hòa trở lại bình thường và bạn không còn bị nóng nữa.
– Những người lớn tuổi không còn bị đi tiểu đêm, dù uống một ngày 5, 6 ly nước trà gạo lứt đậu đỏ.
– Mọi người đều cảm thấy thân thể ấm áp không còn bị cảm giác ớn lạnh khi ra ngoài dù trời mùa đông tuyết giá và nhiệt độ xuống thấp
Uống trà gạo lứt đậu đỏ đậm hay nhạt là tùy quý bạn. Mùa đông hay hè đều uống được.
Gạo lứt muối vừng cho người tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh nguy hiểm và đang có chiều hướng gia tăng. Vấn đề dinh dưỡng đối với họ cần được kiểm soát chặt chẽ. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lức thường xuyên không?
“Cơm tẻ mẹ ruột” – Từ lâu cơm gạo trắng đã là một phần không thể thiếu của bữa cơm gia đình Việt. Nhưng theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại trường Havard (Mỹ) thì cơm gạo trắng lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện nay trên thế giới có khoảng trên 220 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), con số này không ngừng tăng lên với tỷ lệ từ 8-20% mỗi năm. Ngay từ năm 2003, Liên hợp quốc đã thừa nhận, hai dịch bệnh mang tầm nguy hiểm quốc tế là ĐTĐ và HIV/AIDS. Theo ước tính của Hiệp hội ĐTĐ Quốc tế, chỉ trong năm 2010, thế giới phải chi khoảng 376 tỷ USD cho việc điều trị và phòng chống biến chứng của bệnh ĐTĐ và ước tính đến năm 2030 con số này lên tới 490 tỷ USD. Những con số trên đã nói lên mức độ nguy hiểm của căn bệnh là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Thật không may, Việt Nam lại là một trong 10 quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh trên thế giới. Một trong những chìa khóa quan trọng việc phòng ngừa và điều trị ĐTĐ là chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, một thống kê mới đây cho thấy 73% người điều trị ĐTĐ ở Việt Nam không tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Cơm gạo trắng từ lâu đã là nguồn cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn của người Việt, chiếm từ 55- 65% tổng số năng lượng khẩu phần. Nhưng thực sự gạo trắng có hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân tiểu đường?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học của trường Havard (Mỹ) lại cho thấy gạo trắng một thứ thức ăn hàng ngày trong bữa ăn của người Việt Nam làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2. Họ đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 188.000 tình nguyện viên, kết quả thu được là: những người ăn nhiều hơn 5 bữa gạo trắng một tuần thì có nguy cơ mắc tiều đường tuýp 2 cao hơn những người khác tới 17%. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng ở những người ăn gạo lứt nhiều hơn 2 bữa một tuần giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 tới 11%.
Qua cuộc khảo sát với gần 200.000 người nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa việc dùng gạo lứt hoặc gạo trắng với bệnh tiểu đường, các nhà khoa học Hoa Kỳ rút ra được những điều sau:
Những người dùng gạo trắng hơn 300 gam/tuần thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 17% so với người dùng dưới 60 gam/tháng.
Ngược lại, những người dùng gạo lứt trên 120 gam/tuần lại giảm được 11% nguy cơ bệnh tiểu đường so với người dùng dưới 60 gam/tháng.
Nếu dùng 50 gam gạo lứt/ ngày thay cho gạo trắng sẽ giảm được 16% nguy cơ mắc tiểu đường. Tương tự, dùng ngũ cốc nguyên hạt (chưa chế biến) thay gạo trắng cũng giảm được nguy cơ này.
Gạo lứt chính là loại gạo mà chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu ngoài cùng mà vẫn giữ nguyên lớp vỏ cám bao ngoài. Chính lớp vỏ này đã tạo nên màu nâu cho gạo lứt. Lớp vỏ cám này bị mất đi trong quá trình xay xát thông thường của chúng ta.