Triết học thực dưỡng Ohsawa – Những gì gọi là Triết thì thường là đọc khó trôi và nhức đầu, đôi khi gây cho mình cái trạng thái “tưng tửng” là cho bạn bè ai cũng ngán mà “kính nhi viễn chi”.
Nhưng khi đọc quyển “Triết lý y học Viễn Đông” của Ohsawa thì chúng tôi thấy “không có cái gì là triết” và cái gì là rối rắm đầu óc mình. Vậy theo ông triết là gì và trong sách thực dưỡng của ohsawa thật sự là có “triết” ở trong không? Đáp: ông nhận định đúng. Trước khi gặp phương pháp thực dưỡng Oshawa, tôi là một người gặp nhiều bế tắc trong cuộc sống. Gặp bế tắc, bị chận đường thì con người cũng như phần nhiều sinh vật khác, tự nhiên là phải vùng vẫy và tìm phương thoát nạn. Ở tuổi thanh niên tôi thường tìm nơi sách vở để mong một cơ hôi đột phá và cơ hội đó thông thường đối với kẻ ham sách là đọc về triết lý. Thủa cách đây non nửa thế kỷ thì tuổi trẻ thường đọc Krisnamurti, Jean Paul Sartre, Suzuki, Lão Trang, Thiền… Trong đó thì Krisnamurti là phổ thông hơn cả. Nhưng thưa với quý vị, những người đọc loại sách này mà tôi thường gặp đều “tưng tửng” cả (có lẽ kể cả tôi nữa đấy!). Bộ não của họ chứa đầy tư tưởng của “ông thánh” Ấn độ này, một bản sao Krisna chứa không có một mảnh đất riêng để xây dựng cho mình một ngôi nhà. Suốt một cuộc đời mà cứ đi ăn nhờ ở đậu mãi thì còn đâu độc lập tự do!
Triết lý là một nhận thức thâm sâu mà người lãnh hội đem truyền bá qua ngôn ngữ văn tự cho đồng loại để họ được hưởng cái hạnh phúc lóe sáng vĩnh cửu ở “cuối đường hầm” như mình. Nhưng qua ngữ văn, ta chỉ biết thôi chứ không đến được chỗ lóe sáng ấy. Và thay vì tự thân phải đi đến, người ta chỉ ngồi một chỗ ghi lại và đọc lên như một cái máy cho “mát cái miệng, khỏe cái thân”! Rốt cuộc là ta không thể có một mái nhà riêng để thoát khỏi cảnh đời hệ lụy.
Triết học viễn đông mà Ohsawa thuyết giảng không nằm hoàn toàn nơi ngôn ngữ tâm lý học mà nằm trên cơ sở sinh vật học. Và chính vì cái tính khoa học ấy mà chúng ta thấy dễ hiểu, đễ thực hành trong đời sống hằng ngày, ngay cả đối với một đứa trẻ. Rồi nhờ cái thực hành giống như sự tu luyện trong tôn giáo mà hàng giả mới phát giác một sự hiểu biết khó trình bày qua ngôn ngữ. Chính cái thấy , cái rõ mà khó trình bày này, cái không thể diễn đạt mà người ta “cố cưỡng”, “cố học cho được” thì sẽ khó hoặc không thể thành tựu những gì còn nằm trong ước vọng! Những bậc đại trí ngày xửa ngày xưa đều rất thung dung tự tại, nói tới nói lui, nói xuôi nói ngược đều thấu hế tim đen của con người. Và những người chưa có gì, như chúng ta chẳng hạn, Và những người chưa có gì, như chúng ta chẳng hạn, có thể nói thế chăng, thì nếu có bắt chước là nên bắt trước cách “hành trì” để làm đến cội nguồn mà uống thức nước nguyên thủy như các vị ấy, chứ không thể “bơi chơi” trên giòng soogn ngôn ngữ mà các ngài tuôn trào hay chưa chị, Nghĩa là chưa đủ năng lực thực chứng mà dám “Đương Dương Trường Bản” để thiên hạ ai cũng biết là lố lăng, ngạo mạn, chẳng biết mình biết người, “biết trời biết đất”!
Tóm lại, chúng tôi nhận thức và thấy một điều là đối với tôn giáo cũng như những con đường triết học của Đông phương mà phương pháp Ohsawa là một, hành giả chỉ mong sao chứng từ hay thấy tận đáy lòng những gì mà các bậc đại tông sư thuyết giảng, không vội phản bác hay cố tình ra một cái gì mới, cái khác – như trong lĩnh vực khoa học ngày nay – để “giương danh” cái “ta” bé nhỏ vốn không có thực trong cõi trần ai đầy huyễn mộng!
Theo Phương Pháp Ohsawa hỏi và đáp tập 2 – Huỳnh Văn Ba