Thai giáo đối với thực dưỡng Ohsawa?

Thai giáo đối với thực dưỡng Ohsawa – Ông có biết nhiều về vấn đề thai giáo không? Nếu có, xin cho chúng tôi biết để áp dụng trong cuộc sống mà bây giờ vấn đề này ít ai thấy quan trọng như thời các cụ ngày xưa.

Khi một em bé chào đời thì gương mặt em thường giống bố hoặc là bà mẹ chồng. Đó là dấu ấn nặng của tình cảm, ưa hoặc “kỵ giơ” của cô vợ. Trong khoa sinh vật học, người ta có kể rằng một con ngựa cái không có gì đặc biệt, khi phối giống với một con ngựa cùng loài mà con này lại sơn phết y như một con ngựa vằn thì ngựa con khi sinh ra, màu lông y như là của ngựa vằn con. Có điều cái vằn vện này không thật có, phát sinh từ gen của ngựa mẹ vì sau này khi lớn lên các vằn trên sẽ phôi pha và không còn dấu vết lai giống. Vì vấn đề này, mà đôi khi một phụ nữ da trắng hoặc vàng, lúc sinh con lại mắc hàm oan vì đứa con có thể là da đen khi đối tượng mà bà mẹ trẻ hâm mộ trong những ngày tháng hoài thai là một thần tượng nổi danh trong một lãnh vực nào đó hay một vị thánh da đen. Chính vì điều này, mà ngày xưa các cụ không cho các bà mang thai đi xem những gì kích động mạnh đến tâm hồn con mình. Các bà bầu thường được tạo cho sống một khung cảnh êm đềm. Nhất là trong những gia đình có truyền thống nhạc kịch, chúng ta thường thấy trong các gia đình ấy, con cái sinh ra đều đi theo con đường nghệ thuật của mẹ cha vì khi mang con trong lòng các bà mẹ ai không thương yêu tha thiết cái chồi non đang dần hình thành trong huyết quản và sẵn có tài ba và nghệ thuật, họ thường xuyên ru bé với tấm lòng rung động, bao la mà chúng tôi có thể nghĩ rằng cái rung động vô bờ ấy chưa chắc khi đi biểu diễn trước quần chúng lần nào có thể sánh ngang. Lúc nào cũng giao lưu với con thậm chí có thể trong giấc ngủ nồng say thì là sao nguyện ước của mẹ không trực tiếp đi thẳng vào tâm khảm của con. Điều này chúng ta thấy nhan nhản trong các gia đình âm nhạc của xã hội Việt. (Gần đây trong tạp chí “Kiến thức ngày nay” số 608 có đăng một bài của Trần Hữu Lục nói về Giáo sư – Tiến sỹ Trần Văn Khê thuở còn trong bụng mẹ đã được “thai giáo” như thế nào).

Và cuối cùng, chúng tôi muốn nói, các bà mẹ muốn hun đúc con mình ra sao thì hãy hun đúc ngay khi mình đang mang một mầm sống đáng yêu, chứ để sau này, cũng được đấy nhưng khó và chậm vì mất tự nhiên mà đồng thời dễ dầu gì đi đến chỗ tuyệt vời bởi bẩm sinh.

Trên là chúng tôi chỉ nói về khía cạnh tình cảm ảnh hưởng mạnh như thế nào đối với các bà bầu. Một vấn đề vô cùng nghiêm trọng khác trong thời gian đó là thực phẩm hấp thụ. Các bà mẹ trong tương lai hãy coi chừng và khôn ngoan nghĩ kỹ.

Chúng tôi có quen với một Việt kiều Úc. Ông ta kể rằng, ông có bốn người con. Cả bốn sống xứ người và nay hoàn toàn thành công trong cuộc sống. Một điểm đặc biệt là chúng đều có một trí nhớ tuyệt vời mà các bạn đồng môn không ai là không kinh ngạc. Chúng đi đến trường mà không cần gì đến giấy bút để ghi nhớ bài học, có chăng là để làm bài thi. Những lời giảng của thầy cô đều ghi rành rẽ trong bộ nhớ sinh học của chúng chớ không phải trong con chip điện tử vô tri. (Điều này chúng ta cũng không lấy làm lạ vì hẳn từng biết Lê Quý Đôn cũng có một trí nhớ tuyệt vời được ghi nhận trong sử sách. Trong thời Phật Thích ca còn tại thế thì một đệ tử của Ngai là ông A Nan cũng có một trí nhớ vô biên đến nỗi một đời Phật nói ra kinh nào thì khi Ngài nhập diệt, ông A nan đều có thể trùng tuyên tất cả). Nhờ trí nhớ tốt, chúng không những học giỏi, mà hầu như ở cấp nào chúng cũng đứng đầu lớp, đầu nhóm. Một dạo trước đây, ông bố cho chúng tôi biết rằng, chính phủ Úc đã cử đứa con gái ông, đã tốt nghiệp y khoa Úc qua dạy học ở Việt Nam. Chính đứa con gái này tự cảm thấy ngạc nhiên rằng sao trong gia đình mình ai cũng “tuyệt vời” như thế thì được bố tiết lộ: Khi các con còn mình, chúng vẫn được cho ăn uống đúng quân bình như thế nào. Bí ẩn đã mở và trong các sách của Ohsawa, chúng ta thường thấy Tiên sinh cho phương pháp Macrobiotics (Thực dưỡng hay Trường sinh) sẽ phục hồi cho con người một trí nhớ vô hạn tiềm ẩn của mình.

Nói đi thì cũng nói lại. Tôi có một chị giúp việc nhà. Nhà tôi ăn cơm gạo lứt. Chị lúc đầu tỏ vẻ khó ăn loại cơm này nên thỉnh thoảng nấu cơm gạo trắng ăn thêm. Tôi để chị tùy ý. Nhưng qua một thời gian, những chứng bệnh về khớp của chị biết đi đâu mất và chị thấy ăn loại cơm đỏ thế mà hay và chị ăn theo chúng tôi. Một ngày nọ, tôi thấy chị buồn. Tôi hỏi nguyên do thì chị cho biết một đứa con gái của chị ở quê vừa cho ra đời một đứa con bệnh nặng khó chữa. Tôi hỏi bệnh gì thì được biết, em bé bị bướu ác tính có rễ ở bộ phận sinh dục. Tôi bàng hoàng. Một lát sau, tôi lại hỏi chị, con gái chị có ăn gì lạ trong thời gian mang thai không? Chị lớn tiếng nói, con yêu đó ỷ có tiền, chuyên ăn đồ hải sản (Tôm, mực, ngao, sò, ốc, hến). À ra thế! Trước đây tôi có tiếp một bệnh nhân bị ung thư vòm họng. Tôi cũng tò mò hỏi trước đây anh có ăn gì lạ không thì được thú thật là ăn rất nhiều hải sản nhất là mực. Trong phương pháp Ohsawa, Tiên sinh rất kỵ việc ăn uống thừa thãi Protein, huống hồ là của giới động vật.

Theo Huỳnh Văn Ba biên dịch – Ohsawa

Bài viết liên quan