Mẹ và bé với phương pháp Ohsawa – Chúng tôi là những người ăn uống theo phương pháp Ohsawa và không hề dùng thuốc để hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh. Thế thì khi bà xã có mang, phải xử trí như thế nào và nếu như mẹ thiếu sữa thì phải làm sao để có đủ sữa cho em bé mới chào đời?
Điểm đầu tiên chúng tôi nói ngay là phương pháp Ohsawa là một pháp môn tu luyện mà mục tiêu chiến lược là giúp ta khai mở trí tuệ bản nhiên bấy lâu nay bị khuất lấp. Và một khi trí tuệ xuất hiện thì con người mới thực sự thấy mình nằm trong lòng vô hạn và sống hoàn toàn tự do, hạnh phúc và công bằng. Vậy, nếu vấn đề hỗ trợ điều trị bệnh cái xác thân chỉ là bước khởi đầu và chúng ta không nên dừng ở chỗ đó mãi.
Từ nhận định đó, theo chúng tôi nghĩ, chúng ta không nên quá cứng nhắc trong việc trị liệu và trong cuộc sống đời thường. Ngay Tiên sinh, trong quyển Zen Macrobiotics (Thực phẩm Trường sinh và Đạo thiền) cũng chiều theo ý bà vợ bệnh nhân để ông chồng nhập viện. Đến cuối cùng, Tiên sinh mới ra tay vì cái chuyện bất ngờ trên thế gian này ở đâu mà chẳng có.
Những gì chúng tôi đề cập ở trên là muốn nói, nếu chúng ta chưa đủ bản lãnh để xử lý những trường hợp ngặt nghèo, cấp cứu thì không nên cố chấp. Ngộ biến thì phải tong quyền. Về sức khỏe vĩnh cửu trong pháp môn Ohsawa thì cũng tôi tin tưởng đến nỗi không còn muốn bàn cãi gì nữa. Còn sức khỏe nhất thời, trong thực dưỡng cũng có đường hướng chứ chẳng phải là không, nhưng nếu chúng ta không rành rẽ mấy thì Tây y hay các ngành y mà mình hằng tin tưởng trong quá khứ, cũng không nên gạt bỏ. Như việc sinh đẻ chẳng hạn, chúng ta đâu có rành về việc đỡ đẻ và tất nhiên là phải nhờ bệnh vienj tốt chớ không nên tự chuyện. Và bệnh viện là nơi họ rất thiện xảo trong những trường hợp nguy cấp, nhất là trong công cuộc giúp đỡ cho ra đời những thế hệ tương lai. Nhập gia thì tùy tục, theo chúng tôi nghĩ thì chúng ta không nên bảo thủ quan điểm của mình khi ở bệnh viện. Chừng nào về nhà hẵng hay. Tuy nhiên, chúng ta có thể có quyền từ chối đối với những gì mà người ta cho phép chọn lựa ví dụ như việc chủng ngừa nào mà mình thấy có nguy hiểm đến tính mạng.
Về trường hợp bà mẹ thiếu sữa nuôi con, đây là trường hợp bình thường, chúng ta không nên quấn quíu. Trong dân gian thiểu gì cách như hầm giò heo với đu đủ vừa chin tới, ăn rau lang luộc…và chắc chắn trong Đông y và Tây y có nhiều phương đặc trị. Thế thì trong phương pháp Ohsawa, có những món đó không? Xin thưa là có đấy. Trong quyển “Hướng dẫn thực hành về nền Y học Trường sinh Viễn Đông”, trang 17 đề cập đến “Bánh cơm xắt khoanh”. Món này làm không khó. Có thể tìm thấy ở các quán bán hàng thực dưỡng hay đặt họ làm. Món thứ hai là món cá chép hay cá gáy (cá gáy các bà nộ trợ có lẽ biết, các chợ cá ở Sài Gòn có loại cá này còn sống, còn củ ngưu bàng có bán ở khu bán thuốc Bắc, đường Hải thượng Chợ lớn, xem hình vẽ con cá chép và cách làm nơi quyển “Y học thường thức trong gia đình” của Michio Kushi, Trần Ngọc Tài dịch, 1999).
Khi dùng các món đặc trị đó, lẽ dĩ nhiên là bà mẹ trẻ cần phải ăn uống rộng hay hẹp trong phương pháp thực dưỡng tùy theo phân của con. Nếu nó hơi bón thì mẹ ăn Âm hơn, nhiều bí đỏ và ít muối. Còn phân loãng thì mẹ ăn Dương hơn, nhiều cà rốt một chút và mặn hơn một chút. Người thân phải biết cách nấu nướng làm sao cho ăn ngon miệng là được vì theo chúng tôi nghĩ, bà mẹ không bệnh hoạn và ăn uống thiên nhiên, nhất là theo phương pháp thực dưỡng các số 6,5,4 thì thế nào, vài ngày sau khi sinh, cũng có sữa. Sống thiên nhiên mà không sữa nuôi con mới là chuyện ngược ngạo và lạ lùng, khó mà tin cho được.
Khi có sữa đủ nuôi con, ta sẽ thấy ảnh hưởng về mặt sinh học và sinh lý của mẹ tác động hoàn toàn trên con trẻ. Cơ thể chúng rất nhạy bén và thích thiên nhiên đến không ngờ. (Con tôi hồi mới ra đời vì mẹ ít sữa nên nhất thời cho bú bình, lẽ dĩ nhiên là sữa thông thường, khi đưa núm cao su vào miệng, nó lắc đầu mạnh, đưa lần hai cũng lắc đầu, rồi lần ba lắc đầu dữ dội; mẹ nó đưa thử vú mình và thì nó ngậm liền như cá cắn câu và cắn mạnh.
Còn khi ít sữa thì sao? Chúng ta chắc biết, khi có một đứa con chào đời thì quyền săn sóc nó không phải thuộc một người mà là thuộc một nửa của ông bố và một nửa của bà mẹ trẻ, đó là chưa nói đến thuộc ông bà nội ngoại, đó là chưa nó đến họ hàng gần gũi. Nếu ý mọi người đều nhất trí thì không nói làm gì, chớ quan điểm khác nhau, nhất là có Phương pháp Ohsawa dính vào thì hay xảy ra nhiều chuyện cãi cọ, giận dỗi. Thành thử để “mưa thuận gió hòa” chúng ta phải ngồi đây bàn hội nghị để thảo luận. Nếu sữa mẹ đầy đủ thì khỏi bàn vì ai ai cũng đồng tình là sữa mẹ tuyeettj vời nhất, ngay đối với đời sống thú vật cũng thế. (Nhà tôi có con mèo mẹ sỉnh ra ba con. Không biết tại sao, có lẽ vì thiếu kinh nghiệm chăng, nó không có con bú. Thành thử chúng tôi phải can thiệp và cho bú sữa ngoài. Mấy ngày sau, chúng lần lượt chết hết. Lứa sau, có kinh nghiệm, mẹ mèo cho các con bú đầy đủ và lũ mèo con suốt ngày bú mẹ, khi đã khá lớn rồi mà vẫn không chịu kiếm ăn, cứ bám bú mẹ hoài, vẫn khỏe mạnh như thường). Nếu mẹ người thiếu sữa và nhất định cho bú sữa ngoại thì chúng tôi đề nghị đối với những người trong giới thực dưỡng là nên pha phách thêm bột kokkoh mà trong sách Ohsawa có chỉ vẽ hay nấu cháo gạo lứt nồi áp suất thật nhừ và lấy phần váng lỏng pha vào sữa cho em bé. (Nếu dùng nước cháo này mà em bé hơi bón thì ta có thể thêm vào gạo một số đậu có trong bột Kokkoh. Nên nhớ em bé rất Dương, không cho muối mặn vào sữa dầu rất ít. Vấn đề này nên xem thêm quyển “Phương pháp Trường sinh cho trẻ). Chúng tôi từng thấy có em bé còn đỏ hỏn bị mẹ bỏ và bà nội đã cho uống nước cháo loãng và sữa mà cũng khỏe mạnh. Sức sống của con người quả là mãnh liệt hơn muôn loài nhiều. Tuy nhiên, nếu nuôi con như thế thì mình không thể kiểm soát sức khỏe của con trogn thời kỳ mà sức khỏe của bé, tùy vào sức khỏe của mẹ như bóng theo hình. Chính điều này mà trong thời kỳ cho con bú, bà mẹ nên ăn uống các số 6,5,4 cho có sữa và tránh việc giận dỗi, cãi cọ với chồng và chồng nhất thiết phải “dĩ hòa vi quý”, tránh voi chẳng hổ mặt nào. Chớ nếu không thì hậu quả khó lường vì cái giận làm biển đổi chất sữa. Chờ cho qua giai đoạn cho con bú hẵng hay. Chúng tôi muốn nói thêm điều này mà có lẽ ít người biết là, trong thời gian cho con bú, ngoài việc tránh gây gổ, bà mẹ cũng tránh gần gũi với chồng vì đứa bé được thai giáo, nhạy cảm kinh khủng, nếu nhận thấy trong sữa mẹ có gì bất tịnh thì nó sẽ ngưng bú ngay đấy.
Quan thời gian bú mém, một điều quan trọng tiếp theo là cho bé ăn. Các bà mẹ thời nay vì khoa học, vì vệ sinh, nuôi con không chắc da, chắc thịt, bụ bẫm như các bà mẹ nghèo ngày xưa. Tôi thừng thấy các bà mẹ nhai cơm và mớm cho con đấy. Cơm trắng được mẹ nhai mà còn bổ khỏe cho con, huống hồ là cơm gạo lứt. Cơm này vào dạ dày của con là tiêu hóa ngay kể như chúng ta ăn cơm với yến sào vậy. (Yến sào trung bình có giá 5.000 USD/kg đấy quý vị ạ). Một bên là yến của chim, còn một bên là yến của người, cái nào tốt hơn trong việc tiêu hóa và bổ dưỡng, ngẫm nghĩ ra chắc ai cũng biết. Tôi còn nghe nhờ cách cho ăn này mà một người nọ cứu mạng một bệnh nhân già không thể tự nhai và khi hết bệnh, họ trả ơn, cho chọn một trong đám con gái đẹp đẽ của mình, lựa cô nào cũng được, mà cưới làm hiền thê đấy.