Gạo lứt có đủ chất bổ không? Trong khi uống thuốc Tây, Bác sỹ bảo ăn thật nhiều rau, quả…để bồi bổ thêm cho cơ thể. Còn phép ăn cơm gạo lứt thì bảo cữ gần như tuyệt đối rau, quả…nhất là tính theo “Âm Dương” thì 10 thứ Âm chỉ có một vài thứ dương, vậy ăn gạo lứt theo số 7 hoặc số 6 thì coi như tuyệt đối không ăn uống gì thêm.
Phương pháp tiết thực Ohsawa không nói về bổ dưỡng mà chỉ luận về quân bình Âm Dương. Đề cao bổ dưỡng nên mới có bệnh và phải dùng thuốc. Đó là điều ai cũng nhận thấy nhãn tiền: Người bệnh nằm ở bệnh viện được thân nhân thăm viếng biếu biết bao là cam, nho, lê, táo, sữa này, sữa nọ mà chắc gì họ ăn uống được ngon lành và bệnh mau thuyên giảm.
Còn phép ăn gạo lứt tuy có cữ tuyệt đối đấy nhưng kết quả lại khả quan, đâu phải chờ đợi nhiều tháng, nhiều năm và thuốc thang vô cùng tốn kém. Về số 7 thì tuyệt đối không dùng rau củ hay dùng độ 5%, số 6 thì dùng 10% rau chớ không phải trái cây (người bệnh tuyệt đối không được ăn trái cây, xem Phương pháp Trường sinh và Đạo Thiền, G.O.) chứ đâu không ăn thêm gì. Ở hạt gạo lứt không có chất chi đặc biệt, cái đặc biệt là sự phối hợp thiên nhiên giữa hai chất Kali và Natri trong chúng rất quân bình (K/Na = 4.5). Điều này làm hạt gạo lứt có một giá trị tuyệt vời vượt quá mơ ước. Chính thực dục vô bờ của con người khiến họ ăn uống này nọ cho ngon cái thần khẩu chứ bản thân của ngũ cốc nguyên tính là đầy đủ cho sức khỏe của con người chứ không cần chi khác nữa. Điều ấy sẽ dễ hiểu khi chúng ta nhìn qua động vật các loại như voi, tê giác, hươu, nai, trâu bò, lừa ngựa…chúng có ăn gì khác đâu khác cỏ, cây, hoa, lá mà sức khỏe ai dám nói là thua kém các loài ăn tạp. Trong năm 2007, TV có phát hình mô hình nuôi dê trên núi đá vôi vùng Cát Hải, Cát Bà, Hải Phòng. Nhìn bầy dê, con nào con nấy long lá mướt rượt. Khi phóng viên truyền hình hỏi có cho dê ăn thêm cái gì không thì người nuôi trả lời rằng hoàn toàn không. Chúng chỉ ăn toàn lá cây rừng, không tốn kém một chút thực phẩm nào của người nuôi và vậy là nuôi chúng mà phó cho thiên nhiên rất có lợi.
Còn nói trong thiên nhiên, tuy mười Âm mà chỉ có một vài Dương, nếu muốn quân bình thì đành phải cữ hết hay sao. Đâu phải thế, chúng ta có thể chuyển Âm thành Dương qua cách nấu nướng và phối hợp. Đó là điều đã được chỉ dẫn rất cặn kẽ về nghệ thuật nấu ăn trong các sách Ohsawa và người bệnh nếu siêng nấu ăn cũng như siêng đi chùa, miếu mạo hay bác sỹ thì vẫn có thể ăn theo phương pháp Trường sinh mà không hề phải chịu khổ hạnh dài dài.
Huỳnh Văn Ba Biên dịch từ Hỏi đáp Ohsawa