Phương pháp Ohsawa với người không biết rõ bệnh – Đối với những bệnh mình đã biết rõ thì không nói làm gì, chứ những chứng mà không ai tìm thấy nguyên nhân, tốn tiền tốn bạc không biết bao nhiêu mà bệnh vẫn hoàn bệnh thì phương pháp Ohsawa tính sao đây, có tia hy vọng nào không?
Vâng, chúng tôi biết trong cuộc sống ngoài các bệnh chúng ta biết hay y khoa biết rất rõ ràng, còn có những bệnh không biết đâu mà lần. Ví dụ trên báo chí có kỳ đăng chuyện hai anh em nọ ở miền trung cả ngày cứ dầm mình xuống nước như cá hay một anh nọ suốt hai mươi năm không khi nào ngủ được…Ngay tôi đây, người soạn tập sách này, một thời trai trẻ cũng bị bệnh gì mà y khoa không tìm ra. Tôi thì cảm thấy mình bị bệnh: ho hen, khạt nhổ đêm ngày, đau thắt trong tim thế mà đi bác sỹ, chụp X quang, đo điện tim đồ, thử máu, thử đàm, thử tinh, thử nước tiểu đều bình thường . Bác sỹ cho tôi là bệnh tưởng. Bệnh tưởng sao tôi khạc thì trong đàm đôi khi dính những sợi máu đỏ tươi. Tôi đi đủ thầy, đủ thuốc. Uống thuốc Nam mãi có lần đi bộ ngoài đường tôi muốn té xỉu. Đau khổ trăm đường. Cuộc sống không biết đến một ngày nào dứt điểm đây. Thế mà:
Một ngày nọ đi vào một nhà sách và thấy một quyển mỏng trên một cái kệ có cái tựa ghi sự kỳ diệu của một phương pháp gọi là Ohsawa. Thế là tôi như một con cá đói mồi đớp liền. Và cuộc đời tôi đổi mới kể tử khi áp dụng phương pháp này đúng đắn. Đàm đặc trong phổi được khạc ra đêm ngày. Hồi xưa tới giờ tôi vẫn thường khạc nhưng chưa bao giờ khạc đã như thế. Tôi có cảm giác bao nhiêu mủ đặc đóng trong phổi tôi từ khi thiên lập địa nay có cơ hội tuôn trào như núi lửa phun chất duong nham.
Về sau này, tôi kinh nghiệm thêm nữa là nếu ta mắc bệnh gì thì ăn uống theo đúng phương pháp Ohsawa, bệnh mà ta chưa từng nghĩ đến, nó sẽ lộ dần ra cho mình xem. Ví dụ đau thận thì ta sẽ thấy đau nơi thắt lưng, từng đau phổi sẽ thấy mình ho và cái ho rất thoải mái, thông phổi, thông đờm…và tôi biết có người vốn bị sốt rét từ lâu tưởng rằng đã hết, nay sau khi ăn theo phương pháp Ohsawa triệt đẻ một thời gian, bất ngời sốt rét trở lại, nhưng cái sốt rét này không kéo dài, nhờ đó mà cái gốc sốt rét kia được bứng hết gốc.
Phương pháp Ohsawa có cái hay độc đáo là không cần khám bệnh nhân như các nền y khoa khác. Không cần phải đủ “vọng, văn, vấn, thiết” rườm rà. Nói cho vui, nó có thể cho ta “khám hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh từ xa” qua điện thoại mà không bị thiên hạ cho là nói bốc. Và không cần phải khám qua sợi dây của thời phong kiến. Người bệnh chỉ cần ngưng dùng những món ăn uống đã qua vì chính nó là nguyên nhân gây bệnh chớ chẳng có chi khác và được người đảm trách chữa trị, chỉ dẫn ăn uống theo những món quân bình hay Dương là chữa được đến 99% vì bệnh hoạn hầu hết là do yếu tố Âm gây nên còn bệnh Dương rất ít có. Mà nếu có quá Dương thì nên dùng những món ăn ngược lại tức nhiều Âm tính là xong. Để minh họa cho điều này, tôi có đọc một chuyện kể rằng khi Ohsawa còn ở một phi trường thì bỗng nhận được điện thoại của đệ tử gọi đến hỏi việc cấp cứu một em bé bị rắn cực độc cắn. Tiên sinh chỉ đáp một tiếng và về sau được biết là em bé được cứu sống. Đó là một trong nhiều món độc chiêu mà Tiên sinh có đề cập trong Le Zen Macrobiotique.
Tóm lại, phương pháp Ohsawa là cơ hội cuối cùng, là cánh cửa hẹp đầy hy vọng. Qua lý thuyết và thực tế chứng minh, nó khiến chúng ta có thể thoát khỏi khổ đau coi như hoàn toàn bế tắc của cuộc đời vốn dĩ có nhiều bế tắc.
56. Chúng tôi biết nhiều người tuy có bệnh và nhiều khi bệnh nặng là đằng khác, nhưng không biết tại sao họ dị ứng với phương pháp gọi là “gạo lứt muối mè” để rồi họ cứ mãi chạy theo và đầu lụy các nền y khoa khác, chịu tốn không biết bao nhiêu thời gian và bạc tiền. Theo ông, điều đó có nghĩa như thế nào và làm sao chúng ta có thể khắc phục tình trạng phi lý trên?
Ngay câu hỏi là chúng tôi biết thiên hạ dị ứng với phương pháp Ohsawa là một điều tất nhiên. Đó là công mà cũng là cái tội của những người cực đoan dịch áp đặt cho một phương pháp phổ thông và thực tiễn của loài người vào một phương pháp kham khổ tuy kỳ diệu nhưng không thích nghi với xã hội bình thường. Thành thử điều tiên quyết là chúng ta không nên gọi phương pháp Ohsawa bằng cái tên khắc nghiệt như thế.
Theo chúng tôi, người bệnh nào cũng vậy, ai cũng muốn dùng những món ngon, hợp khẩu vị như họ đã từng ăn uống hàng ngày. Các nền y học khác ngoài việc chạy chữa bằng thuốc men, hầu như đâu có cấm họ ăn uống tự do, thoải mái. Chỉ khi chạy chữa hoài không hết, người bệnh mới đành chấp nhận một phương pháp kiêng khem. Chúng tôi có một người bạn, tuy không bệnh hoạn gì, nhưng anh thích ăn cơm gạo lứt và từng ăn nhiều năm thứ gạo này với chúng tôi. Lẽ tất nhiên là anh ta biết phương pháp thực dưỡng này rất hay. Anh có một bà mẹ già bị bệnh bướu cổ. Anh kể với tôi rằng, bà mẹ anh không chịu ăn cơm gạo lứt và khi đưa vào nhà htuowng thì bệnh viện thấy bà già họ không chịu mổ. Và thế là bà không nhập viện và chịu cho cái bướu ngày càng to và to đến nỗi nó chèn cổ họng, không cho bà ăn được món gì. Tôi vội hỏi: “Vậy thì anh làm sao chữa được cho mẹ”. Bạn tôi đáp rằng: “Lẽ dĩ nhiên mẹ tôi không còn chê món này, món nọ gì cả. Ăn cơm gạo lứt không được, nên tôi hằng ngày nấu cháo gạo lứt và đút bón cho bà. Thế mà anh biết không, sau khoảng 3 tháng, cái bướu biến mất, mẹ tôi không còn chê cơm gạo lứt như xưa nữa.”
Câu chuyện kể trên cho ta thấy, tùy theo trường hợp và tùy khả năng và tâm lý bệnh nhân mà ta áp dụng phương pháp Ohsawa cho thích đáng. Có bệnh chúng ta cho ăn thêm nào là lê ghim, nào cá thịt chút đỉnh, nào cháo thường hay đặc biệt, nào súp thì bệnh nhân ăn không thấy ngon. Hoặc khi họ không muốn ăn thì ta đừng có ép. Nhịn một buổi, rồi một hay hai ngày không chết con chí mén nào đâu mà sợ. Đến khi cần ăn là họ ăn thấy ngon ngay dầu món ăn có đơn giản đến đâu. Nói vậy chớ cũng nên động não làm món ăn theo hiện trạng bệnh cho hợp khẩu một chút. Điều này thân nhân người bệnh cần phải hiểu rõ thì mới giúp đỡ họ một cách khả quan.
Trong các món cho bệnh nhân, kỵ nhất là đồ hộp, bột ngọt, đường cát trắng, những đồ ăn có chất bảo quản hóa học mất tính thiên nhiên là hoàn toàn tránh dùng.
Nói tóm lại, những thực đơn đúng phương pháp mà chúng tôi thường đề cập, há có phải là một phương pháp khổ hạnh quá đơn điệu mà mọi người khi nghe nói đến đều tìm cách né tránh là sao?