Người ăn cơm gạo lứt vì sao phải uống ít nước? Uống nhiều nước có hại gì không?
Phương pháp Ohsawa luận về việc chữa trị theo Âm Dương và món ăn thức uống cũng phân định theo Âm Dương một cách rành mạch. Cơ thể được mạnh khỏe khi Âm Dương của nó quân bình hoặc thu nạp những thực phẩm tổng cộng không thiên lệch vào hai cực đoan ấy. Trong số những món ăn thức uống thì nước được nhận định là Âm, nay nếu uống nước nhiều thì cơ thể lệch về Âm nên Âm Dương mất cân đối rồi sinh bệnh.
Nước tuy rất cần cho sự sống và nước ấy vốn diện diện đủ cho sự quân bình trong cơm và rua củ (từ 60% đến 90%, xem Phương pháp Trường sinh và Đạo Thiền, G.O.), nay nếu uống thêm thì sinh thừa. Qua thể nghiệm chúng tôi cũng thấy đúng như thế, chỉ vì người bệnh theo thói quen xưa nay uống nhiều nước nên không phát giác ra được đấy thôi. Uống thừa nước cũng là một trong những nguyên nhân sinh bệnh.
Ăn cơm gạo lứt người bệnh sẽ tự nghiệm ra: uống nhiều, uống ít, cái nào hay biết liền. Có điều khi uống nước ít, tuy ta thấy bệnh thuyên giảm nhiều hơn nhưng chịu ít nổi, đó chẳng qua là chưa quen chứ không phải là cơ thể ta cần mà ta không đáp ứng đúng đô của nó. Khi ấy để tránh khó chịu thì ta đành phải uống nhưng uống ít hơn trước đây và theo thời gian cố giảm từ từ đến lượng nước là uống sao cho người nữ trong 24h chỉ đi tiểu 3 lần và người nam thì 4 lần (Triết lý y học Viễn Đông, G.O.). Lúc ấy chư kể cái ăn ra sao chớ cái uống là tương đối đúng rồi đấy và khi ăn & uống đúng, chúng ta mới khỏi phát sinh mối nghi, sao ăn cơm gạo lứt bấy lâu nay mà không thấy kết quả. Tự mình phải ngẫm nghĩ xem mình nằm sai ở chỗ nào, chớ khoan đổ thừa cái giường vì có nhiều người nên không cựa quậy được.