Bệnh hiểm nghèo với phương pháp Ohsawa – Nhiều người thấy sức khỏe mình không tốt, vào bệnh viện khám thì bác sĩ phát giác ra một chứng bệnh ngặt nghèo khó trị như nhiễm HIV/AIDS hay ung thư chẳng hạn, họ không dám nói cho bệnh nhân biết mà chỉ ngỏ với người nhà. Theo ông nếu người bệnh tin theo phương pháp thực dưỡng kỳ diệu Ohsawa này thì ta có nên tiết lộ sự thật hay không?
Đáp: Đúng là theo Tây y, có những bệnh mà họ đành bó tay, dẫu có trị và cho năm bệnh viện thì cũng chỉ kéo dài cuộc sống thêm một thời gian ngắn mà thôi. Và một khi bệnh nhân tinh thần yếu đuối, họ mà biết bị như vậy thì cuộc sống thay vì kéo dài lại rút ngắn một cách không ngờ. Chính vì thế người thân thường dấu bệnh nhân không cho biết rằng họ đang có bệnh hiểm nghèo, đôi khi còn bảo vô bệnh là đằng khác để họ sống vui được chừng nào hay chừng ấy trong những ngày cuối đời. Tuy nhiên những người mà tinh thần bất khuất, khi biết mình bệnh nguy nan thì họ phấn đấu hết mình và cuối thì cái chết phải lùi, không biết chừng nào mới xuất hiện trở lại đây! Câu chuyện một phụ nữ Việt Nam bị ung thư chẳng quản gì bệnh hoạn đi xe đạp hàng ngàn cây số ra thăm lăng Bác Hồ hay một vận động viên thế giới bị chứng nan y mà vẫn tham dự những giải thể thao lớn là những ví dụ cụ thể.
Trên là nó về những ngành y khác với nền triết y thiên về thực dưỡng, một nền y không cho rằng có những chứng gọi là nan y và thực tế là đã cứu chữa nhiều bệnh nhân đã lâm vào tuyệt vọng.
Thế nên, một khi ai đó bảo tôi không nên cho thân nhân họ biết rằng người đó đang vướng phải một chứng nan y thì tôi phản bác. Nếu là một ngành y nào đó bất lực trước chứng bệnh này thì giấu hay không tùy theo tâm lý bệnh nhân, nhưng với phương pháp trường sinh thì việc phục hồi trọn vẹn sức khỏe là vấn đề nằm trong tầm tay thì giấu họ làm gì. Phải cho họ biết và họ phải đảm nhiệm vai trò là bác sĩ của chính mình. Mình làm chủ vận mệnh của mình thì thú vị và “chắc ăn” hơn là đặt nó vào bàn tay của kẻ khác, phải không?