Cách làm trà bồ công anh và công dụng của trà

Hướng đẫn cách làm trà Bồ Công Anh: Cây bồ công anh mọc hoang trên các sân cỏ tại mỹ rất nhiều, ta có thể dùng lá hoạc rễ( tươi hay khô) cũng được để là trà.

Cách làm trà Bồ Công Anh: Nếu dùng lá: Hái vài lá vào sáng sớm, rửa sạch thái nhỏ cho trà vào ly sau đó đổ nước sôi vào ta có ly trà lá tươi. Nếu phơi khô rồi rang hoặc sấy thì trà sẽ thơm ngon và để được lâu hơn.

Nếu dùng rễ: Nhổ rễ vào đầu mùa xuân hoặc cuối mùa thu thì thu được nhiều chất bổ dưỡng hơn. Lựa cây già thì rễ sẽ to. Lấy rễ xong thì rửa sạch đất và thái lát mỏng theo bề ngang của rễ. Dùng và lát cho một ly trà nóng, hoạc có thể cho nhiều thêm nếu muốn uống đậm hơn. Nêu phơi khô rồi rang hoặc sấy thì trà sẽ thơm ngon và để được lâu hơn.

Trà bồ công anh

Trà bồ công anh

TÌM HIỂU THÊM VỀ BỒ CÔNG ANH

Bồ công anh hay rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày (danh pháp hai phần: Pterocypsela indica) là một loài cây thân thảo thuộc họ Cúc (Asteraceae), sống một năm hoặc hai năm, không lông. Thân cao 60–200 cm, đơn hoặc chẻ nhánh ở phần trên. Các lá phía dưới không lông; thuôn dài hay hình mũi mác, kích thước 13-25×1,5–11 cm, đỉnh lá nhọn, không cuống hay cuống ngắn, mép lá nhẵn hoặc xẻ thùy hoặc răng cưa thô to, mặt trên xanh lục, mặt dưới xanh xám. Các lá ở phần giữa dài 10–24 cm, thẳng hay mũi mác, nhọn đỉnh, không xẻ thùy, mép lá có khía răng cưa. Các lá trên nhỏ hơn và thẳng. Cụm hoa kiểu chùy hình trụ hẹp, dài 20–40 cm. Đầu cụm hoa rộng khoảng 2 cm; cuống dài 10–25 mm, mọc thẳng. Tổng bao hình trụ, kích thước 10-13×5–6 mm, các lá bắc không lông, màu tía, các lá ngoài hình trứng, dài 2–3 mm, các lá trong hình trứng-mũi mác, các lá bắc tận trong cùng khoảng 8, hình mũi mác. Chiếc hoa 21-27, màu vàng nhạt, kích thước 12-13×2 mm. Quả bế hình elip, phẳng, màu đen, kích thước 4-4,5×2,3 mm; mỏ dài 1-1,5 mm, 1-gân ở mỗi bên. Mào lông màu trắng, dài 7–8 mm. Số nhiễm sắc thể 2n = 18 (Peng & Hsu, 1978).

Phân bố cây Bồ công anh

Đông Nam Á, Ấn Độ, đông Siberi, Nhật Bản và miền nam Trung Quốc, Đài Loan. Thường mọc hoang dại ven đường, các sườn đồi nhiều nắng, ở cao độ từ thấp tới trung bình. Ít được trồng. Có hai dạng là indivisa (được trồng với lá thẳng-mũi mác, không xẻ thùy) và runcinata với lá thuôn dài, xẻ thùy sâu hình lông chim.

Sử dụng Bồ công anh

Tại ViệtNam, bồ công anh là một vị thuốc dân gian để hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu. Còn dùng uống trong hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.

Tên khoa học: Bồ công anh

Taraxacum offcinal Wig (Taraxacum dens-leonis Desf.).

Họ khoa học:

Họ Cúc (Compositae).

Mô tả:

Cỏ sống dai, rễ đơn, dài, khỏe, thuộc loại rễ hình trụ. Lá mọc từ rễ nhẵn, thuôn dài hình trái xoan ngược, có khía răng uốn lượn hoặc xẻ lông chim, mép giống như bị xé rách. Đầu màu đơn độc ở ngọn, cuống dài rỗng, từ rễ mọc lên. Tổng bao hình chuông gồm nhiều dãy lá bắc, những cái ở phía ngoài xòe ra và cong xuống, còn các cái ở trong thì mọc đứng. Hoa hình nhỏ ở phía ngoài có màu nâu ở mặt lưng, quả bế 10 cạnh, có mỏ dài. Các tơ của màu lông sắp theo 1 dẫy, ra hoa từ tháng 3-10.

Địa lý:

Mọc hoang ở những nơi vùng núi cao như Đà Lạt, Tam Đảo,SaPa, mọc hoang nhiều ở Trung Quốc.

Thu hái, sơ chế:

Chọn vào giữa tháng 4 đến tháng 5 là thời kỳ có vị đắng nhiều nhất, có người dùng thứ nhỏ và dài, thân và cành màu tím là tốt nhất. Dùng toàn cây phơi trong râm cho khô.

Phần dùng làm thuốc:

Dùng rễ khô toàn cây phơi khô. Lựa thứ nhiều lá, mầu lục tro, rễ nguyên đủ là tốt.

Mô tả dược liệu:

Rễ Bồ công anh Trung Quốc hình dùi tròn, uốn cong, dài 3,3 – 5cm, mầu nâu, nhăn. Đầu rễ có những lông nhung mầu nâu hoặc mầu trắng vàng hoặc đã rơi rụng. Lá mọc từ rễ, lát lá dài, nhăn lại thành đám hoặc nhăn không đều. Mặt ngoài mầu nâu lục hoặc màu lục tro. Ở mặt sau lá có gân chính nổi rõ. Có nhiều cuống hoa dài, ở mỗi đầu đỉnh cuống mọc một hoa tự đầu trạng, mầu nâu vàng hoặc mầu trắng vàng nhạt. Không mùi, vị hơi đắng (Dược Tài Học).

Bài viết liên quan