Bột sắn dây công dụng và cách chế biến – Bột sắn dây được kết xuất từ củ, sau khi nghiền, lọc lấy tính bột, phơi khô. Với vị ngọt cay, tính mát; Sắn dây được dùng như một loại thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt. Củ sắn dây có thể chế biến chín để ăn trực tiếp. Bột sắn dây thường để pha nước uống, nấu chè..
Bột sắn dây công dụng và cách chế biến
Bột sắn dây (Đông y gọi là cát căn) vị ngọt cay, tính bình, có tác dụng giải độc, thải nhiệt. Nó được dùng chữa sốt, nhiệt ở miệng, nhức đầu do sốt, khát nước, đi lỵ ra máu. Ngày dùng 8-20 g. Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều đã được sử dụng làm thuốc trong Đông y như:- Củ (cát căn): Vị ngọt cay, tính mát; có tác dụng chữa sốt, làm ra mồ hôi, chữa sởi không mọc được, phiền táo, khát nước, nhức đầu, kiết lỵ… – Bột (cát phấn): Vị ngọt, tính rất lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền; dùng chữa phiền nhiệt, miệng khát, ban nhiệt.- Hoa (cát hoa): Vị ngọt hơi đắng, tính mát; có tác dụng giải độc rượu, chữa sốt, chán ăn, nôn mửa ra chất chua, thổ huyết…
Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:
– Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con.
– Rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn.
– Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.
– Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc nóng hoặc quá mãnh liệt: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng cát căn 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
– Trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sùi bọt mép, không bú được: Lấy một đoạn dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, dùng khoảng 3-5 g bột hòa với sữa mẹ, nhỏ vào miệng trẻ. Làm như vậy vài lần trẻ sẽ mở miệng và bú được.
– Ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 500 ml uống.
Ngoài ra sắn dây còn kết hợp với 1 số vị thuốc khác để hỗ trợ điều trị bệnh.
– Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con.
– Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc nóng hoặc quá mãnh liệt: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng cát căn 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
– Ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 500 ml uống.
Sắn dây có thể sử dụng kết hợp với một số vị thuốc khác
– Chống ngứa do mồ hôi: Bột sắn dây 5 g, thiên hoa phấn 5 g, hoạt thạch 20 g, trộn đều, rắc lên những nơi ẩm ngứa.
– Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe: Bột sắn dây 12 g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20 g, đậu ván (sao)12 g, giã giập, sắc nước uống trong ngày.
– Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước: Bột sắn dây 120 g, gạo tẻ 15 g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.
– Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nóng, độc: Củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500 ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần.
Người nhà nhà mình hiện đang sản xuất bột sắn dây ướp hoa bưởi tại nhà, cung cấp hàng 1 loại ngon nhất, không pha trộn bất kỳ 1 tạp chất nào, bột được sấy khô có thể để 2~~>3 năm. Uy tín lâu năm, ai ăn nhà minh rồi khó có thể ăn đc chỗ khác được.
Giá bán sản phẩm nhà mình hiện tại là: 120 000 VNĐ tuy nhiên giá sẽ được cập nhật luôn tục nên bạn nào có nhu cầu có thể liên hệ trực tiếp qua ym hoặc SDT có trên trang web để được giá chuẩn nhất.Đặc biệt khi mua hàng số lượng khá sẽ được mua với giá hết sức ưu đãi.
Mùa nắng nóng, lấy một ít tinh bột sắn dây hòa với nước đun sôi đã nguội để uống sẽ giúp bạn giải nhiệt, chữa mồ hôi ra nhiều, bứt rứt khó chịu, thân nhiệt tăng…
Sắn dây có tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth., còn được gọi là cam cát căn, cát căn, phấn cát, bạch cát.
Bộ phận thường dùng là rễ sắn dây, còn để làm thuốc. Rễ sắn phát triển thành củ dài và to khi thu hoạch, qua sơ chế (rửa sạch đất, bỏ vỏ ngoài, cắt lát…), sau đó phơi và sấy khô lên. Củ sắn dây tươi đem xay, ngâm trong nước một thời gian, gạn bỏ nước chua, lọc lấy bột trắng, đem phơi khô.
Lương y Nguyễn Đức Nghĩa (Hội Dược liệu TP.HCM) cho biết: Trên thị trường có hai dạng sắn dây: Củ sắn dây sấy khô, phiến mỏng được các nhà thuốc Đông y thường sử dụng và dạng tinh bột sắn dây. Sản phẩm tinh bột sắn dây có bày bán ở khắp nơi, tuy nhiên nên mua tại nơi sản xuất hoặc cửa hàng uy tín, đảm bảo vấn đề vệ sinh, an toàn để tránh nhầm lẫn với những loại bột dỏm, giả mạo.
Theo y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính bình, công năng giải nhiệt, giải biểu, sinh tân dịch, chỉ khát, tác dụng chữa cảm mạo, phát sốt, ban sởi mới phát, đi lị ra máu, khát nước, mụn nhọt.
Dưới đây, xin giới thiệu đến bạn đọc cách dùng sắn dây đơn giản theo hướng dẫn của Lương y Nguyễn Đức Nghĩa:
Về liều dùng: sử dụng 8-10g dưới dạng sắc uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Mùa nắng nóng, ra mồ hôi nhiều, bứt rứt, khó chịu, thân nhiệt tăng: dùng 6-10g tinh bột sắn dây hòa với nước nguội hoặc cho thêm ít đường uống rất tốt. Tùy theo thể trạng và tuổi của từng người có thể giảm 1/2 liều hoặc tăng thêm. Với trẻ nhỏ, nên cho trẻ uống chín tốt hơn pha sống.
Sau đây là một cách chế biến kem bột sắn dây. Nếu bạn có vấn đề tiêu hóa, bạn sẽ thấy hiệu nghiệm ngay nếu uống một giờ trước bữa ăn.
Chú ý: Lúc chế biến nấu nóng, sau đó để nguội vài phút rồi ăn, ăn nóng.
Cách chế biến chè bột sắn:
Làm giống như loại chè đặc sánh. Nếu không muốn uống đặc thì chỉ cho một thìa bột sắn.
1,5 thìa cà phê bột sắn
1 cốc nước
1 quả mơ muối lâu năm theo phương pháp Thực Dưỡng.
1 hoặc 2 lát gừng
1/2 thìa tương cổ truyền.
Những thứ này bạn có thể tìm mua tại những cửa hàng thức ăn Thực Dưỡng tin cậy của bạn.
Đun trong nồi đất, không phải nồi gang, nhôm, sắt, thép. Cho mơ muối vào đun và quấy đều cho đến khi sánh đặc lại. Chờ 1, 2 phút cho nguội sau đó bắc ra. Cho gừng vào, nếu muốn thì cho thêm tương (hay Tamari hoặc Misô).
Bài 1. Trẻ bị sốt, làm sao đây ?
Sốt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh như:tất cả các loại viêm do nhiễm khuẩn hay siêu vi khuẩn, bệnh lao, sốt xuất huyết, sởi. cảm cúm…Tây Y trị sốt bằng thuốc hạ nhiệt như Aspirine, Acetamol, Cetamol… có hóa chất độc hại
PP trị sốt an toàn , thần kì (sốt do bất kì nguyên nhân nào) là nhịn ăn và chỉ dùng bột sắn dây với 1 ít muối hay nước tương thiên nhiên (nấu sắn dây với nước, nêm muối hay nước tương thiên nhiên cho vừa ăn, không lỏng quá cũng không đặc quá,dùng tương lâu năm càng tốt).Thông thường trẻ ăn sắn dây nóng sẽ ra mồ hôi ngay và hạ sốt liền.
Khi trẻ bị sốt thì hệ tiêu hóa gần như không hoạt động, do đó không nên cho trẻ ăn và thường thì trẻ bỏ ăn. Đến lúc hết sốt, thì ta mới cho trẻ ăn lại thức ăn lỏng, dễ tiêu như :100% bột gạo lứt, hay sữa thảo mộc Kokoh, hay cháo gạo lứt …trong 1,2 ngày.Sau đó mới cho ăn cơm như bình thường.Ta không nên ép trẻ ăn nếu trẻ không muốn.Bất cứ bệnh gì thì ăn ít mau hỗ trợ phòng chống hơn ăn nhiều.
Triệu chứng sốt có khi tái đi tái lại nhiều lần thì bột sắn dây là giải pháp tối ưu. Trẻ chưa hết sốt mà cho trẻ ăn cơm hay bánh tráng lứt thì trẻ sẽ đau bụng lăn lộn và bệnh sẽ kéo dài.
Nếu bị sốt cao ta phải lau mình trẻ liên tục bằng khăn nhúng nước vắt ráo .
Nếu trẻ bị bệnh nặng thì sau khi hết sốt, ta nên cho trẻ ăn GLMM số 7 cho tới khi hết bệnh hoàn toàn.
Bài 2. Sắn dây có tốt cho trẻ nhỏ?
Tôi có một cháu nhỏ. Hiện được 21 tháng. Mùa hè nóng,cháu hay bị nhiệt miệng, nên thỉnh thoảng tôi nấu sắn dây cho cháu ăn. Nhưngmột số người nói rằng sắn dây không tốt cho trẻ nhỏ, nên không nên dùng. Nhưvậy có đúng không? Nếu đúng thì tại sao sắn dây lại không tốt cho trẻ em?
Trả lời:
Bột sắn dây là 1 thức ăn mát, dùng trong mùa hè rấttốt, có tác dụng thanh nhiệt, chống táo bón, chống nhiệt miệng, vì vậy tốt chocả trẻ em và người lớn. Quan niệm cho rằng sắn dây không tốt cho trẻ nhỏ làsai.
Theo tôi chị vẫn nên nấu bột sắn dây cho cháu ăn. Khi nấu thành bột có thểtrộn thêm sữa để tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho trẻ.
Bài 3. Bột sắn dây có thể chữa được bệnh táo bón
Nước khoảng 150 ml hòa với 1,5 thìa cà phê bột sắn dây và bắc lên bếp đun lửa nhỏ cho bột sánh trong.
Lúc trước bé nhà mình được 14 tháng tuổi và bị táo bón, đi tiểu nước màu vàng. Bé không chịu bú bình nên việc cho uống nước với bé rất khó khăn bằng muỗng. Trong giai đoạn đó bé lại rất lười ăn, mình gần như bị stress với bé suốt một thời gian dài. Mình đã tham khảo mọi sách vở, kinh nghiệm từ ông bà cô chú để chế biến món ăn nhằm giúp bé hết táo bón và ăn ngon miệng nhưng vẫn không cải thiện mấy với bé mà còn tệ hơn.
Mỗi lần bé đi vệ sinh là mình muốn rơi nước mắt theo vì nhìn con khó đi mà xót ruột. Không biết mấy mẹ đã từng làm mẹ có cảm giác giống như mình không nữa? Thật may là hạnh phúc vẫn còn mỉm cười, có bác họ ngoài Bắc vào thăm và biếu 1 kg bột sắn dây. Mình nghĩ cách chế biến cho bé dùng thử và kết quả thật tốt.
Nay bé mình gần 2 tuổi da vẻ hồng hào và không còn táo bón nữa. Mình xin chia sẻ kinh nghiệm như sau: Nước khoảng 150 ml hòa với 1,5 thìa cà phê bột sắn dây và bắc lên bếp đun lửa nhỏ cho bột sánh trong. Sau đó để dung dịch bột sắn nguội còn khoảng 60 độ, pha với sữa bột (tăng thêm lượng sữa so với chuẩn là nước cho vừa miệng) hoặc ăn kèm với cháo xay nhuyễn.
Các mẹ nên chú ý khuấy kỹ cho sữa hoặc cháo đều vào nhau. Bột sắn rất thơm và có vị beo béo lạ miệng nên bé nhà mình rất thích.
Mình áp dụng cho bé ngày uống sữa như vậy 2 lần. Chỉ sau 3 ngày là bé đi vệ sinh bình thường, hai tuần sau mọi người đều trông thấy bé da vẻ hồng hào hẳn lên. Sau đó mình giảm bớt cho bé uống 3 ngày trong tuần và duy trì đến hôm nay. Cách này mình cũng chỉ cho cô bạn đồng nghiệp và rất đạt hiệu quả.
Lần đầu làm mẹ nên mình gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc bé vì không có kinh nghiệm nên mong kinh nghiệm này giúp ích được cho mẹ nào đó nhé!
Sau thời gian đó mình chăm sóc con kỹ hơn về vấn đề sức khoẻ nên đã đọc và tham khảo rất nhiều người, lẫn các nguồn sách vở báo chí thì biết được bệnh táo bón rất nguy hiểm. Bệnh này không khó trị nên các mẹ hãy học hỏi và tham khảo cho con mình một chế độ dinh dưỡng tốt nha.
Chúc cho các bà mẹ luôn hạnh phúc và vui vẻ bên những thiên thần yêu dấu của mình.
Bài 4. Bốt sắn dây pha sữa
Bột sắn dây có tính mát, giúp cơ thể giải nhiệt. Chỉ cần đầu tư một chút thời gian và công sức là bạn đã có ly sắn dây mang hương vị mới lạ.
Nguyên liêu:
8 thìa bột sắn dây nguyên chất
8 thìa sữa đặc có đường
2 thìa đường kính.
Thực hiện
1. Cho 2 thìa đường kính vào nấu lên thành nước hàng.
2. Sữa đặc có đường hòa với 100ml nước ấm, để nguội, rồi cho bột sắn dây vào hòa tan.
3. Sau đó cho hỗn hợp vào nồi đun. Vừa đun vừa dùng đũa khuấy theo một chiều cho đến khi bột đặc lại.
4. Cho bột ra ly, rưới nước hàng lên bề mặt, có thể cho đá viên và trộn đều lên trước khi thưởng thức.
Bài 5. Bột sắn dây + mật ong = chất độc gây chết người
Có vụ chết rồi đó, hôm trước mẹ em gọi điện dặn không được ăn bột sắn với mật ong vì gần nhà có vụ con dâu nấu bột sắn với mật ong cho mẹ chồng ăn, mẹ chết mọi người nghi cô con dâu đầu độc. Cô con dâu thì bảo chỉ cho mẹ ăn mỗi món đó, và để chứng minh cô ấy cũng ăn rồi cô ấy cũng chịu chung số phận với mẹ đấy ạ.
Bài 6. Chè bột sắn dây
Bột sắn hòa vào nước cho tan. Bắc 1 nồi nước sôi lên, nước sôi cho nước bột sắn vào từ từ, khuấy đều tay, vặn nhỏ lửa cho khỏi vón cục.
Đậu xanh lấy hết vỏ, hấp chín. Cho đường vào nồi bột sắn, khuấy tan cho đậu xanh hấp vào, tắt bếp. Cho sẳn ra chén, nếu thích ăn nóng thì ăn luôn, còn không cho vào tủ lạnh để ăn mát lạnh.
Nếu pha bột uống sống, em cho chanh đường vào nữa vừa không nghe mùi bột lại còn thơm ngon….
Bài 7. Pha bột sắn dây
Bột sắn dây là thức uống rất tốt với nhiều công dụng. Mình sẽ chỉ cho bạn một số cách pha bột sắn dây, tùy mục đích sử dụng mà bạn chọn cách pha nhé!
1. Uống hàng ngày:
Bạn pha theo tỉ lệ sau: 1 thìa cafe bột sắn + đường( tùy khẩu vị của người uống nghen) + 10 ml nước sôi để nguội. Hòa tan bột sau đó đổ nước ấm hoặc nước nguội đều được.
Tuyệt đối không uống vào sáng sớm nếu pha nguội vì nó sẽ bám cặn ở dạ dày không tốt.
2. Chữa nhiệt miệng, nhuận tràng:
Bạn pha tỉ lệ như trên. Sau khi hòa tan thì đổ nước sôi 100 C vào và ăn nóng. ( Cái này giống món bột sắn sệt sữa ở ngoài tiệm cafe đó, muốn giống thì bạn cho thêm 2 thìa cafe bột sắn vào).
3. Giải rượu bia cho người say:
Pha như cách 1 nhưng vắt thêm quả quất vào( càng chua càng tốt). Cho uống sau khi say. nghỉ 15 phút đảm bảo khỏe ngay.
Bài 8.Tác dụng hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh của sắn dây
Để chữa thiếu sữa ở sản phụ, có thể lấy dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, mỗi lần uống 6 g cùng với rượu, sữa sẽ về nhiều. Còn để chữa say rượu bất tỉnh, nên lấy củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 1 lít nước cốt, cho uống dần đến khi tỉnh lại.
Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều đã được sử dụng làm thuốc trong Đông y như:
– Củ (cát căn): Vị ngọt cay, tính mát; có tác dụng chữa sốt, làm ra mồ hôi, chữa sởi không mọc được, phiền táo, khát nước, nhức đầu, kiết lỵ…
– Bột (cát phấn): Vị ngọt, tính rất lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền; dùng chữa phiền nhiệt, miệng khát, ban nhiệt.
– Hoa (cát hoa): Vị ngọt hơi đắng, tính mát; có tác dụng giải độc rượu, chữa sốt, chán ăn, nôn mửa ra chất chua, thổ huyết…
Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:
– Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con.
– Rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn.
– Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.
– Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc nóng hoặc quá mãnh liệt: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng cát căn 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày.
– Trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sùi bọt mép, không bú được: Lấy một đoạn dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, dùng khoảng 3-5 g bột hòa với sữa mẹ, nhỏ vào miệng trẻ. Làm như vậy vài lần trẻ sẽ mở miệng và bú được.
– Ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 500 ml uống.
Sắn dây có thể sử dụng kết hợp với một số vị thuốc khác
– Chống ngứa do mồ hôi: Bột sắn dây 5 g, thiên hoa phấn 5 g, hoạt thạch 20 g, trộn đều, rắc lên những nơi ẩm ngứa.
– Cảm mạo, sốt, cổ gáy cứng đơ, sợ gió, không mồ hôi: cát căn 8 g, ma hoàng 5 g, quế chi 4 g, đại táo 5 g, thược dược 4 g, sinh khương 5 g, cam thảo 4 g; cho 600 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.
– Trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu, kinh sợ khóc thét: Cát căn 30 g giã nát, gạo tẻ 50 g. Cát căn sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.
– Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe: Bột sắn dây 12 g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20 g, đậu ván (sao)12 g, giã giập, sắc nước uống trong ngày.
– Cảm sốt nóng, nôn ọe, khát nước, nhức đầu: Cát căn, sài hồ, chi tử, mỗi thứ 15-20 g, sắc nước uống trong ngày.
– Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước: Bột sắn dây 120 g, gạo tẻ 15 g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.
– Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nóng, độc: Củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500 ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần.
– Ngộ độc rượu (uống quá nhiều rượu khiến tỳ vị thương tổn, khạc hoặc nôn ra máu, người phát sốt, tiểu tiện đỏ): Hoa sắn dây 30 g, hoàng liên 4 g, hoạt thạch 30 g (thủy phi), bột cam thảo 15 g; tán thành bột mịn, trộn với nước, hoàn thành viên, mỗi lần uống 3 g, chiêu thuốc bằng nước mát. Thủy phi là thêm nước vào vị thuốc cùng tán, hoặc tán xong cho vào nước khuấy lên để bột thuốc lắng xuống; thường áp dụng khi bào chế hoạt thạch, chu sa, thanh đại.
Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống
Bài 9. Không nên cho trẻ uống bột sắn dây sống
Con gái tôi được 6 tháng tuổi và đã tập ăn dặm từ khi bé được 4,5 tháng. Thời gian này tôi đã cố gắng ăn nhiều rau xanh và hạn chế ăn đồ nóng. Chế độ ăn của bé cũng đã bổ sung khoai lang xay nhuyễn, rau khoai, rau mồng tơi nhưng bé vẫn thường xuyên bị táo bón, 2 ngày mới đi 1 lần nhưng rất khó khăn. Tôi cũng đã cho bé uống Lactomim plus nhưng mới được vào gói thì dừng lại vì sợ ảnh hưởng không tốt. Bác sỹ cho hỏi cháu nên bổ sung những thực phẩm gì vào thực đơn hàng ngày? Nếu cả tôi và cháu bé cùng bị nóng thì có được pha bột sắn dây sống để uống không? (Nguyễn Thị Minh)
Trả lời:
Nếu 2 ngày bé đi 1 lần mà phân vẫn mềm thì cũng không phải là táo bón. Chị đã áp dụng nhiều biện pháp về chế độ ăn uống, nhưng không biết cháu ăn sữa mẹ hay sữa ngoài, nếu là sữa ngoài chị cần đổi sữa khác cho cháu, cho ăn thêm sữa chua 2 cốc/ngày, ăn đu đủ hoặc chuối xay, uống nước bưởi ép hoặc nước cam nữa. Còn cháu bú mẹ chị cần ăn nhiêu rau quả như trên, uống nhiều nước, bột sắn dây thì nên nấu chín chứ không nên ăn sống. Còn lactomin plus chị có thể cho cháu uống 2 – 4 gói/ngày có thể uống kéo dài 2 – 3tuần cũng được, đây là men vi sinh chứ không phải men tiêu hóa enzim nên không lo ảnh hưởng gì cả.
1. Thành phần dinh dưỡng của bột sắn dây
Sắn dây thuộc họ đậu, từ 2000 năm trước đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh Trung Quốc, Nhật Bản. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột.
Bột sắn dây chứa hàm lượng cao plavonodit, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Plavonodit là một chất nổi tiếng chống lại ôxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột. Nước uống sắn dây là một thức uống bổ, mát và dễ uống.
2. Nước uống sắn dây với phụ nữ mang thai
Theo Đông y, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ phải tập trung vào việc nuôi thai. Khi đó âm huyết rất dễ bị hao tổn và dẫn tới trạng thái mất cân bằng, mà Đông y gọi là “âm suy dương cang”. Vì vậy, trong ăn uống cần kiêng kỵ những thức ăn cay nóng táo nhiệt, như ớt, hạt tiêu, đinh hương, hành, tỏi, gừng,… dễ khiến cho âm huyết bị thương tổn nặng, âm dương mất cân bằng, dẫn tới động thai, thai lậu hạ huyết, thai nhiệt, thai độc… Ngoài ra, còn cần giảm bớt những thức ăn quá béo, quá ngọt – khó tiêu… Do đó phụ nữ có thai hoàn toàn có thể uống được nước bột sắn dây. Uống nước sắn dây mát, rất tốt cho cơ thể nhất là khi đi ngoài trời nắng về.
3. Những lưu ý khi uống nước sắn dây với phụ nữ mang thai
Khi uống bột sắn dây cũng như những thức uống mát khác trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cũng cần phải lưu ý: nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi hơn, cũng có một vài lưu ý với những thai phụ bị động thai mà do dạ con co bóp nhiều thì đặc biệt không được uống nước bột sắn và các loại nước có tính hàn cao.
Hơn nữa cái gì nhiều quá cũng không tốt, vì thế bạn không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Bạn cũng không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Bạn chỉ nên cho 1 chút đường, không nên cho quá nhiều đường vì uống đường nhiều cũng không tốt cho thai kỳ.
(ST).