Vận động thân thể theo thực dưỡng ohsawa – Cơ thể vận động mới hấp thụ đầy đủ chất bổ của thức ăn, khí huyết mới lưu thông, tinh thần thêm sảng khoái.
Dù đang bệnh, nếu có sức nên thỉnh thoảng cử động chân tay, đi lại, không nằn nghỉ hoàn toàn như thói thường. Tuy nhiên, làm việc gì cũng nên vừa sức, đừng gắn gượng quá khiến cơ thể bị sốc hoặc suy nhược. Không có điều kiện vận động nhiều, các bạn có thể tập đi bộ, quét dọn nhà của, giặp giũ, chẻ củi, xách nước, làm vườn, v.v… vừa khỏe người vừa có ích, hoặc tập những động tác sau đây:
Dậm cây (đi bộ có dụng cụ): Dụng cụ là một thanh gỗ dài 30cm có tiết diện vuông cạch 3,5×3,5 com, một mặt bào khum theo vòm chân
Đặt thanh gỗ (mặt khum hướng lên) trên nền nhà cạnh cái bàn (hoặc tủ). Đứng thẳng lưng và đầu, hai bàn tay vịm bàn (hoặc tủ), đạt vòm (giữa lòng) hai bàn chân lên mặt khum, dậm đều 15 – 20 phút; thỉnh thoảng dậm từ gót ra đến các ngón và ngược lại. Mỗi ngày làm 1 – 2 lần (sáng mới thức dậy và tối trước khi đi ngủ).
Lăn cây: Dụng cụ là một ống tre hoặc gỗ dài 30 cm, đường kính tiết diện tròn độ 3 cm.
Để ống cây trên nền nhà nếu ngồi ghế hoặc để trên mặt giường nếu nằm. Đặt hai bàn trên lên ống cây và nhấn nhẹ xuống, lăn tới lăn lui (từ các ngón lui đến gót và ngược lại) 15 – 20 phút. Mỗi ngày lăn 1 – 2 lần.
Hai cách tập trên có mục đích kích thích các huyệt nằm ở hai lòng bàn chân và đầu các ngón chân có liên hệ với các cơ quan trong người.
Vo cầu: Dụng cụ là hai quả cầu (kim loại, đá hoặc gỗ), mỗi quả nặng độ 200g, đường kính tiết diện độ 5 cm. Mỗi tay nắn một hoặc hai quả cầu vo bóp nhẹ nhàn, rảnh lúc nào là làm lúc đó. Cách tập này có tác dụng kích thích các huyệt ở lòng bàn tay và đầu ngón tay có liên hệ với các cơ quan trong người.
Phất tay: Cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ hô hấp, tăng cường tiêu hóa, giải tỏa căng thẳng cơ bắp và thần kinh.
Đứng hai tay cân bằng vai, hai tay buông lỏng hai bên sườn, các ngón tay duỗi thẳng và khép vào nhau, lòng bàn tay hướng về sau. Giữ lưng thẳng, thả lỏng cơ cổ, tâm trí thỏa mái. Ngón và gót chân bấm chặt xuống đất, dồn sức mạnh hay sức nặng xuống phần cơ thể dưới.
Bắt đầu giữ thẳng khửu tay ra sau càng xa càng tốt, rồi để cả hai rơi tự do tới trước; khi cánh tay rơi đến vị trí phối hợp và thân hình một góc 60 độ thì lại phất hai tay về sau. Có thể nhón hai ngón chân lên khi phất tay ra sau và hạ hai gót xuống khi thả tay tới trước, nhớ giữ thẳng lưng.
Mới đầu phất 200 cái, tuần thứ 2 tăng lên 20 cái mỗi ngày, tăng dần cho đến khi được 1000 cái (độ nửa giờ). Tuy nhiên đừng ráng tập quá sức. Nên tập nơi thoáng khí. Sau khi tập có thể bị nấc cụt, đổ mồ hôi, hoặc thấy đâu chân, bắp thị tay như căng ra, đó là dấu hiệu tốt cho tiêu hóa và khí huyết lưu thông.