Cách trồng rau thủy canh cho gia đình – Trồng rau thủy canh chúng ta không dùng đất nên loại bỏ được hầu hết các loài sâu bệnh có môi trường sống là đất. Có thể trồng trên ban công, sân thượng, sân nhà… giúp các gia đình không có vườn vẫn có thể tự trồng trọt cung cấp rau xanh an toàn cho bữa ăn hàng ngày.
Quy trình trồng rau thủy canh tại nhà như sau:
1. Chuẩn bị vật liệu trồng rau thủy canh tại nhà
– Chọn hộp xốp cao khoảng 20 cm, thể tích khoảng 15 lít có nắp đậy để đục lỗ trồng cây.
– Túi nylon đen.
– Rọ nhựa chuyên dụng (1.500 đ/rọ). Nếu không có rọ nhựa này bạn có thể mua cốc nhựa loại dùng 1 lần nhớ lót lưới vào nhé.
– Giá thể ( Scoria, trấu hun hoặc mút xốp…)
– Các chất dinh dưỡng và nước để pha hoặc dung dịch dinh dưỡng đóng can hoặc bột đóng túi bán sẵn trên thị trường.
2. Cách trồng chi tiết như sau
- 2.1. Mặt bằng và giá đỡ
- Có thể đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà…hoặc làm giá bằng tre, gỗ, nhựa và cũng có thể bằng xốp. Tuy nhiên khi chọn địa điểm để trồng nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.
- 2.2. Lưới che chắn
- Nếu có điều kiện và tốt nhất là nên mua lưới để che chắn côn trùng. Có thể làm khung và dùng dây thép buộc thành lồng bàn úp để chánh côn trung lọt vào.
- 2.3. Chuẩn bị hộp xốp rọ nhựa
- – Hộp xốp phải được lót nylon đen vào đáy hộp trước khi đổ nước vào hộp. Nylon đen có tác dụng giữ dung dịch, và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rễ
- Lắp hộp tiến hành khoét lỗ, số lỗ tùy theo mật độ trồng, với cây cà chua thường khoét từ 2-4 lỗ, cây rau diếp, xà lách có thể khoét 6-9 lỗ, rau muống rau cải có thể khoét 9 – 12 lỗ tùy từng loại rau. Lỗ khoét có đường kính bằng với đường kính giọ nhựa.
- – Sau khi khoét lỗ, tiến hành đóng giá thể vào rọ nhựa:
- + Nếu dùng trấu hun hoặc Scoria lẫn sơ dừa thì phải lót lưới vào trong giọ nhựa trước khi đóng giá thể.
- + Nhúng cả rọ và giá thể vào nước sạch để những vụn nhỏ bị cuốn ra khỏi rọ. Tránh trường hợp khi tưới chúng rơi xuống vào dung dịch dưới thùng gây căn bẩn.
- + Lắp vào lắp thùng mỗi lỗ 1 rọ rồi đậy lắp vào thùng.
- 2.4.Dung dịch
- Có rất nhiều công thưc để pha dung dịch thủy canh 1 gói bột pha với 30 lít nước là dược.
- 2.5. Vi lượng khác
- Một người làm vườn có thể mua tất cả những nguyên tố này riêng rẽ và trộn chúng thành phân bón thủy canh của riêng mình. Nhưng thật không may, những phân bón để tạo ra dung dịch thủy canh trong những công thức này thường không có bán trên thị trường,nó không phải là loại phân mà bạn vẫn dùng cho trông trọt truyền thống. Vì cây trồng thủy canh hút trực tiếp các chất dinh dưỡng dưới dạng ion, trong trồng trọt truyền thống nhờ có các vi sinh vật và đất các chất dinh dưỡng bón vào được chuyển từ dạng khó tiêu sang dễ tiêu để cây có thể hấp thụ. Vì vậy việc tự pha dinh dưỡng trở nên phức tạp hơn. Hiện đã có sẵn những công thức thủy canh đáng tin cậy được pha trộn từ trước. Nói chung nó hiệu quả và khá kinh tế so với việc sử dụng một công thức đã được chứng minh bao gồm tất cả các nguyên tố kể trên với một lượng chính xác cho sự phát triển của cây. Đơn giản, bạn chỉ cần thêm chúng vào nước và sử dụng.
- Còn nếu bạn thực sự có điều kiện tự pha dung dịch thì nên chú ý các nguyên tắc sau:
- + Chọn nước phù hợp: nước mềm, tránh dùng nước cứng.
- + Nhìn vào công thức ta thấy: Canxi nitrat và Magie sunphat hiện diện với liều lượng cao trong dung dịch vì thế dễ gây ra kết tủa, nên pha riêng hai chất này.
- + Lần lượt hòa tan các dung dịch đa lượng, vi lượng và chất sắt vào thùng chứa khoảng 30 lít nước đã đong sẵn.
- * Nếu bạn dùng dung dịch pha sẵn thì có thể bỏ qua bước này.
3. Chuẩn bị gieo hạt
Xử lý hạt
– Chuẩn bị hạt: bất kỳ loại hạt nào đều có thể trồng theo phương pháp này được.Cách trồng rau mầm muốn đạt chất lượng tốt, năng suất cao, phải xử lý nguồn nước thật tốt, có thể xử lý bằng vôi cục tỷ lệ = 2/1.000, sau đó xử lý lại bằng phèn chua.
– Xử lý bằng nước vôi trong (2-3%): Dùng 200-300g vôi cục hoặc 400 – 500g vôi mới tôi hòa tan trong 10 lít nước sạch. Để lắng 15-20 phút rồi lọc lấy 6-7 lít nước vôi trong. Cách trồng rau mầm không cần đất như thế này sẽ đảm bảo nguồn rau thực sự sạch, không nhiễm khuẩn từ nước.
– Làm trong nước bằng cách dùng một miếng phèn chua khoảng nửa đốt ngón tay (khoảng 1g) hòa tan phèn vào một gáo nước, sau đó đổ gáo nước vừa hòa tan phèn vào xô đựng nước khoảng 20 – 25 lít và khuấy đều. Sau khoảng 30 phút khi cặn đã lắng xuống đáy thì gạn lấy nước trong.
Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Hạt trước khi đem gieo có thể ngâm trong nước ấm khoảng 90 phút để quá trình nảy mầm diễn ra tốt hơn.
Gieo 1-2 hạt vào trong giá thể sâu khoảng 0,5-1cm hoặc phủ 1 lớp trấu hun ướt để cung cấp độ ẩm cho hạt giống.
4. Theo dõi và chăm sóc
– Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây.
– Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng.
– Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn tương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.(mua cái bơm bóng bay đạp chân 10.000 đ/cái mà dùng)
– Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm lom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm. Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng thủy canh rất ít sâu bệnh.
Chúc các bạn thành công!
Theo tổng hợp internet